01/05/2024 12:32 GMT+7

Khám phá di tích đồn Tây vùng cao nguyên đá Hà Giang

Xu hướng du lịch lịch sử hiện đang rất sôi nổi trong các bạn trẻ, không chỉ những điểm di tích nổi tiếng mà những nơi 'ít ai ngó tới' lại càng hấp dẫn những người mê khám phá.

Tường thành Lũng Hồ cách đồn 2,5km được bố trí dựa vào điều kiện tự nhiên theo triền núi hai bên con đường độc đạo nối giữa Lũng Hồ và Yên Minh với mục đích kiểm soát hàng hóa, người ngựa trên khu vực này, báo động sẽ liên lạc về đồn - Ảnh: T.T.D.

Tường thành Lũng Hồ cách đồn 2,5km được bố trí dựa vào điều kiện tự nhiên theo triền núi hai bên con đường độc đạo nối giữa Lũng Hồ và Yên Minh với mục đích kiểm soát hàng hóa, người ngựa trên khu vực này, báo động sẽ liên lạc về đồn - Ảnh: T.T.D.

Tình cờ kết bạn với hai bạn trẻ, một từ Đà Nẵng và một từ Mỹ, tôi được rủ tham gia chuyến khám phá bằng xe máy­­, tìm đến những di tích đồn và thành lính Pháp xưa trên cao nguyên đá Hà Giang.

Từ thành phố Hà Giang, chúng tôi đi theo quốc lộ 4C. Di chuyển 70km về hướng bắc, điểm đến đầu tiên là tường thành Cán Tỷ - có độ cao 686m so với mực nước biển, thuộc thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ.

Được quân đội Pháp xây dựng từ những ngày đầu chiếm đóng Hà Giang (1887), thành gồm hai bức tường bằng đá hộc có bề dày gần 1m, nằm ở vị trí hiểm yếu, án ngữ hẻm vực sông Miện với con đường huyết mạch khu vực biên giới Việt - Trung. Hiện trạng của các đoạn tường đã đổ nát rất nhiều.

Tường thành Cán Tỷ (Pháp xây dựng từ những năm 1935 - 1940) nằm gần quốc lộ 4C, thuộc thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ và thôn Sán Chồ, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ - Ảnh: THANH NGUYÊN

Tường thành Cán Tỷ (Pháp xây dựng từ những năm 1935 - 1940) nằm gần quốc lộ 4C, thuộc thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ và thôn Sán Chồ, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ - Ảnh: THANH NGUYÊN

Khám phá di tích đồn Tây vùng cao nguyên đá Hà Giang- Ảnh 3.

Chia tay Cán Tỷ, chúng tôi tiếp tục rong ruổi trên quốc lộ 4C thêm 76,5km nữa mới đến thị trấn Đồng Văn. Sáng sớm hôm sau, cả nhóm lên đồn Cao.

Đúng với tên gọi, phi xe máy lên nửa đường, chúng tôi không lên được nữa vì dốc cao quá. Quay xe xuống chân dốc và leo bộ.

Thì ra đây là đỉnh núi 1.213m cao nhất thị trấn. Lên đỉnh nóc đồn Cao, trước mắt tôi hiện ra một bức tranh 360 độ bao quát toàn bộ khu vực Đồng Văn.

Từ đây có thể nhìn thấy núi Tù Sán, nơi nghĩa quân của Sùng Mí Chảng lập căn cứ chống Pháp, cả điểm di sản địa chất cấp quốc tế ở đèo Si Phai và nhiều điểm di sản quan trọng khác của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.

Ngoài đồn Cao ra, còn một đoạn tường đồn Thấp được bảo tồn ngay trong khuôn viên khu vực UBND huyện Đồng Văn.

Trên đỉnh đồn Cao, du khách thấy một bức tranh toàn cảnh 360 độ khu vực thị trấn Đồng Văn - Ảnh: T.T.D.

Trên đỉnh đồn Cao, du khách thấy một bức tranh toàn cảnh 360 độ khu vực thị trấn Đồng Văn - Ảnh: T.T.D.

Đồn Cao còn là một di sản địa chất nhân tạo vì nó được xây dựng bởi hai loại đá di sản của công viên địa chất. Tường thành của đồn được xây bởi đá vôi trùng thoi, các lỗ châu mai được lợp bằng đá vôi vân đỏ - Ảnh: T.T.D.

Đồn Cao còn là một di sản địa chất nhân tạo vì nó được xây dựng bởi hai loại đá di sản của công viên địa chất. Tường thành của đồn được xây bởi đá vôi trùng thoi, các lỗ châu mai được lợp bằng đá vôi vân đỏ - Ảnh: T.T.D.

Điểm đến tiếp theo là di tích đồn và tường thành Lũng Hồ thuộc thôn Làng Quá, xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh (Hà Giang), cách Đồn Cao khoảng 65km. Đồn và tường thành là hai khu vực riêng biệt và cách nhau 2,5km, cao độ 742m.

Tường thành được bố trí dựa vào điều kiện tự nhiên theo triền núi hai bên chấn con đường độc đạo nối giữa Lũng Hồ và Yên Minh với mục đích kiểm soát hàng hóa, người ngựa qua lại trên khu vực.

Trên con dốc cao từ điểm trường Lùng Thàng (xã Lũng Hồ) ta thấy tường thành được bố trí dựa vào điều kiện tự nhiên theo triền núi hai bên con đường độc đạo nối giữa Lũng Hồ và Yên Minh - Ảnh: T.T.D.

Trên con dốc cao từ điểm trường Lùng Thàng (xã Lũng Hồ) ta thấy tường thành được bố trí dựa vào điều kiện tự nhiên theo triền núi hai bên con đường độc đạo nối giữa Lũng Hồ và Yên Minh - Ảnh: T.T.D.

Đồn Lũng Hồ (tên cũ là đồn bốt Đường Thượng, xây dựng từ năm 1935) được xây dựng trên khu đất cao, bằng phẳng theo hướng đông - tây.

Đứng trên điểm cao của đồn, ta có thể quan sát những chiếc xe qua lại tại ngã ba trọng yếu, trái là đường DT176 đi thẳng về thị trấn Lũng Hồ, phải là đường DT181 về Đường Thượng.

Theo thời gian, nhiều hạng mục của đồn đã bị đổ nát, hư hại, hầu như phần mái của các dãy nhà đã không còn, cây cối che phủ. Tuy nhiên, đồn Lũng Hồ vẫn dễ nhận ra do nằm ngay mặt đường chính.

Đồn Lũng Hổ nằm trên đường DT 176 (huyện Yên Minh, Hà Giang ).  Đồn được xây dựng trên khu đất cao, khá bằng phẳng quay hướng Đông - Tây. Chiều dài tường bao quanh gần 200m được bố trí các ụ bắn. Các ụ bắn đều có lỗ châu mai quan sát bên ngoài - Ảnh: T.T.D.

Đồn Lũng Hổ nằm trên đường DT 176 (huyện Yên Minh, Hà Giang ). Đồn được xây dựng trên khu đất cao, khá bằng phẳng quay hướng Đông - Tây. Chiều dài tường bao quanh gần 200m được bố trí các ụ bắn. Các ụ bắn đều có lỗ châu mai quan sát bên ngoài - Ảnh: T.T.D.

Đồn Lũng Hồ (Yên Minh, Hà Giang) nhìn về ngã ba đường DT176 đi thẳng về thị trấn Lũng Hồ, còn rẽ phải qua đường DT181 về Đường Thượng - Ảnh: T.T.D.

Đồn Lũng Hồ (Yên Minh, Hà Giang) nhìn về ngã ba đường DT176 đi thẳng về thị trấn Lũng Hồ, còn rẽ phải qua đường DT181 về Đường Thượng - Ảnh: T.T.D.

Trẻ con sống ở gần đồn Lũng Hồ (Yên Minh, Hà Giang) - Ảnh: T.T.D.

Trẻ con sống ở gần đồn Lũng Hồ (Yên Minh, Hà Giang) - Ảnh: T.T.D.

Qua ngày mới sau khi nghỉ ngơi ở Du Già, chúng tôi ra khỏi khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn (trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc), tiếp tục theo đường DT176 rồi rẽ trái qua quốc lộ 34 tìm đến một đồn Tây: Căng Bắc Mê - di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp - tọa lạc trên sườn núi Rồng thuộc địa phận thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê.

Khách có thể tra cứu thông tin di tích Căng Bắc Mê (xã Yên Cường, huyện Bắc Mê) từ mã QR của cổng thông tin điện tử Ban tuyên giao Tỉnh ủy Hà Giang - Ảnh: T.T.D.

Khách có thể tra cứu thông tin di tích Căng Bắc Mê (xã Yên Cường, huyện Bắc Mê) từ mã QR của cổng thông tin điện tử Ban tuyên giao Tỉnh ủy Hà Giang - Ảnh: T.T.D.

Khách di chuyển tầm nhìn tranh trên kính cho trùng khớp với di tích hiện tại ở Căng Bắc Mê, sẽ hình dung được sự kiện diễn ra cách đây 80 năm - Ảnh: T.T.D.

Khách di chuyển tầm nhìn tranh trên kính cho trùng khớp với di tích hiện tại ở Căng Bắc Mê, sẽ hình dung được sự kiện diễn ra cách đây 80 năm - Ảnh: T.T.D.

Căng Bắc Mê được người Pháp xây dựng trước năm 1938 trong thời gian chiếm đóng Hà Giang, nhằm kiểm soát vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Cao Bằng.

Đồn dài 190m, cao 2m, có tường dày 40cm. Từ giữa 1939 đến cuối 1942, Pháp biến nơi này thành nhà giam tù chính trị, trong đó có hàng trăm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 2022, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Căng Bắc Mê (giai đoạn 1).

Kết thúc gần 400km cho hành trình bốn ngày ba đêm, chúng tôi nhận thấy các công trình đồn Tây ở khu vực thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn đã bị thời gian xâm thực rất nhiều.

Nếu được bảo vệ tốt hơn, các di tích này chắc chắn sẽ hấp dẫn du khách hơn vì vừa được xây dựng bằng các loại đá di sản vừa mang những câu chuyện lịch sử về một giai đoạn đáng nhớ của đất nước.

Bật mí đoàn khách tỉ phú Mỹ bay trực thăng đến Hà Giang, bao trọn khu nghỉ dưỡngBật mí đoàn khách tỉ phú Mỹ bay trực thăng đến Hà Giang, bao trọn khu nghỉ dưỡng

Đến Hà Giang bằng trực thăng, lên kế hoạch trước 4 tháng, chốt danh sách nhân sự phục vụ, hủy thực đơn sau khi rời đi, toàn bộ hành trình bảo mật tuyệt đối… là số ít yêu cầu của đoàn khách tỉ phú Mỹ đầu tiên đến Hà Giang.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên