Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
13 tháng vẫn chưa làm xong "giấy hồng"
TT - UBND quận hẹn trả kết quả làm “giấy hồng” cho tôi hơn một năm trước nhưng đến giờ tôi vẫn chưa nhận được. Nhiều lần tôi gọi điện thoại đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đều được trả lời là đang trình ký, trình duyệt.
![]() |
Bà Thảo trình bày vụ việcẢnh: ngọc hà |
Tôi mua đất bằng giấy tay tại P.5, Q.11(TP.HCM) từ năm 1993, sau đó cất nhà nhỏ ở tạm. Đến năm 2004, tôi xin phép xây nhà kiên cố ở cho đến giờ. Từ trước đến nay tôi chưa có ý định làm “giấy hồng” (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất) một phần vì không có tiền đóng tiền sử dụng đất, một phần vì nghe nói thủ tục phức tạp, phải đi lại nhiều lần. Tôi nghĩ nhà mình không định bán, cũng không định thế chấp hay di chuyển đi đâu, ở hết đời mình để lại cho con nên không cần làm “giấy hồng”.
Tháng 5-2012 tôi được tổ trưởng tổ dân phố vận động làm “giấy hồng” theo kế hoạch của UBND quận. Ông tổ trưởng nói làm “giấy hồng” theo kế hoạch thì thủ tục đơn giản, không phức tạp và người dân cũng không phải chờ đợi lâu. Tôi đến UBND phường nhận các biểu mẫu về khai hồ sơ xin cấp “giấy hồng” và nộp cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐK) của quận. Đến nộp hồ sơ lần đầu, cán bộ VPĐK nhận luôn và nói hồ sơ đã đủ nên tôi mừng lắm, thấy thủ tục làm “giấy hồng” cũng đơn giản chứ không khó khăn như lâu nay mình nghĩ. Theo biên nhận thì ngày 3-8-2012 tôi sẽ được nhận giấy. Ngay sau đó, gia đình tôi ký hợp đồng dịch vụ đo vẽ với VPĐK và chỉ hai ngày sau có cán bộ đến nhà tôi để đo, vẽ.
Đến ngày 3-8-2012, tôi đến bộ phận nhận và trả kết quả của UBND Q.11 theo giấy hẹn nhưng được trả lời hồ sơ của tôi chưa có kết quả, VPĐK đang chuyển đến phòng tài nguyên và môi trường, chờ lãnh đạo phòng duyệt. Đến ngày 19-11-2012, tôi được VPĐK mời lên nộp tiền đo vẽ và yêu cầu tôi bổ sung giấy xác nhận tường chung, tường riêng của những nhà xung quanh. Sau khi nộp giấy xác nhận, tôi được nhân viên VPĐK cho số điện thoại và hẹn 20 ngày sau gọi lại xem đã có “giấy hồng” hay chưa. Vợ chồng tôi đã gọi số điện thoại của VPĐK nhiều lần nhưng lần nào cũng được thông báo là chưa có, khi thì nhân viên nói hồ sơ đang trình ký, lúc thì hồ sơ đang trình duyệt.
Đến ngày 12-4-2013, gia đình tôi nhận được thư xin lỗi do giám đốc VPĐK Lê Văn Ngàn ký. Nội dung thư cho rằng do hồ sơ của nhà tôi thuộc trường hợp mua nhà bằng giấy tay và có tình tiết pháp lý phức tạp, VPĐK đã gửi văn bản đến các cơ quan liên quan để xác minh nguồn gốc nhà, đất chính xác của căn nhà. VPĐK thành thật xin lỗi vì sự chậm trễ, mong chúng tôi thông cảm và hẹn 20 ngày sau sẽ trả lời kết quả. Nhưng sau 20 ngày, tôi liên hệ lại VPĐK thì vẫn được nghe điệp khúc cũ là chưa có kết quả giải quyết giấy tờ nhà cho tôi.
Từ đó đến nay tôi đã nhiều lần gọi điện thoại đến VPĐK để hỏi, lần gần đây nhất là khoảng giữa tháng 8, nhân viên VPĐK trả lời tôi rằng hồ sơ đang... trình ký. Tính đến nay hồ sơ làm “giấy hồng” của tôi đã trễ hơn 13 tháng so với thời gian hẹn nhưng tôi vẫn chưa cầm được “giấy hồng” và chưa biết khi nào nhà mình mới được cấp giấy.
Ông Lê Văn Ngàn (giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Q.11, TP.HCM): Đây là hồ sơ nhà, đất có nhiều tình tiết pháp lý phức tạp, VPĐK đã trình hồ sơ cho lãnh đạo UBND quận ký nhiều lần nhưng đều bị trả lại vì các chi tiết trong hồ sơ có nhiều mâu thuẫn, không phù hợp thực tế. Theo quy định thì hộ gia đình đang sử dụng đất ở không có các loại giấy tờ hợp lệ nhưng sử dụng ổn định trước ngày 15-10-1993 (thời điểm Luật đất đai có hiệu lực) thì sẽ được cấp “giấy hồng” mà không phải đóng tiền sử dụng đất. Qua đối chiếu các tài liệu về nguồn gốc đất của nhà bà Thảo cho thấy khu đất căn nhà trên đang tọa lạc có nguồn gốc là đất hoa màu do bà Nguyễn Thị Chắc đứng tên. Tháng 2-1993 bà Chắc bán đất cho ông Mị. Tháng 10-1993 ông Mị bán đất cho vợ chồng bà Thảo. Trong giấy mua bán đất ngày 5-10-1993 ông Mị bán cho vợ chồng bà Thảo miếng đất hoa màu có diện tích 45m2. Như vậy, ngày 5-10-1993, miếng đất trên còn là đất hoa màu. Trong khi đó theo xác nhận trong hồ sơ cấp “giấy hồng” của UBND phường thì đất trên đã có nhà và ở ổn định trước ngày 15-10-1993. UBND quận phải yêu cầu UBND phường xác minh nguồn gốc đất nhiều lần, đối chiếu với nhiều tài liệu mới xác minh được thời điểm xây nhà của gia đình bà Thảo là sau ngày 15-10-1993. Do vậy theo quy định, bà Thảo phải đóng tiền sử dụng đất mới được cấp “giấy hồng”. VPĐK sẽ mời bà Thảo đến để giải thích rõ ràng về tình trạng pháp lý căn nhà, và nhất là về việc họ phải đóng tiền sử dụng đất. VPĐK sẽ ghi nhận xem chủ nhà có thắc mắc hoặc yêu cầu gì không trước khi trình UBND quận ký cấp “giấy hồng”. Trường hợp này, chủ nhà có quyền yêu cầu ghi nợ tiền sử dụng đất nếu chưa có khả năng đóng tiền ngay. |
-
TTO - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công trình biệt thự xây sai phép tại số 9, nhà B khu biệt thự 5,2ha tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy).
-
TTO - Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp lấn chiếm đất phi nông nghiệp để san ủi, xây dựng kè chắn ở Cụm công nghiệp Tam Đàn.
-
TTO - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị kỷ luật cảnh cáo vì đã để công trình biệt thự số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2ha vi phạm kéo dài, không có biện pháp ngăn chặn.
-
Với không gian sống trong lành, bất động sản ven sông được nhiều người quan tâm và có mức giá ‘nhỉnh’ hơn so với bất động sản ở khu vực khác.
-
TTO - Doanh nghiệp chia sẻ khi thoái vốn lo nhất là đánh giá giá trị doanh nghiệp, sợ nhất 'ông' đất.
-
‘Dòng tiền vào BĐS có sự dịch chuyển không ngừng trong các năm qua, từ Nam ra Bắc và hiện nay là ra các khu vực ven đô và dần tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố lớn khắp cả nước’ - ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định.
-
TTO - TAND tỉnh Khánh Hòa vừa ra quyết định buộc chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang và chủ tịch TP Nha Trang phải 'thi hành án ngay', hủy 6 quyết định liên quan trong vụ thu hồi đất của một hộ dân ở Ba Làng.
-
TTO - Đối mặt tình trạng thiếu hụt nhà ở khiến giá nhà và giá thuê tăng cao, ngày 16-5, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch nhằm cải thiện nguồn cung nhà ở và hỗ trợ người dân khả năng chi trả.
-
TTO - Vài tháng trở lại đây, nhiều địa phương, ngân hàng đưa ra các chính sách siết phân lô bán nền, điều kiện vay vốn… khiến số lượng giao dịch bất động sản giảm dần, cơn sốt đất dịu đi, ‘cò’ vắng bóng.
-
TTO - Mọi công trình xây dựng đều có niên hạn, thời hạn sử dụng, vì thế trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng chung cư (sổ hồng) theo tuổi thọ thiết kế các tòa chung cư.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận