Chủ nhật, ngày 22 tháng 5 năm 2022
20 năm không có đường làm nhà vì... bên muốn kết nối, bên không đồng tình
TTO - Hai dự án khu dân cư liền nhau, được cấp đất hơn 20 năm qua. Đến nay, cư dân có đất phía bên trong chưa thể làm nhà ở vì chưa có đường đi vào khu đất, trong khi cư dân ở khu phía ngoài không đồng ý kết nối.

Khu đất 7 lô hộ lẻ đang thi công đường vào tháng 9-2020 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
20 năm qua, nay vẫn chưa đủ yếu tố pháp lý để chính quyền giải quyết cho làm đường.
20 năm chưa yên
Dự án khu nhà ở của cán bộ công nhân viên Công ty Thép miền Nam (KDC 200 Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM) được phê duyệt quy hoạch năm 2000, có hơn 20 hộ dân sinh sống 20 năm nay.
Liền kề đó là dự án khu nhà gồm bảy lô do Công ty TNHH MTV Xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận làm chủ đầu tư. Hạ tầng xung quanh đã hoàn chỉnh nhưng hiện không có đường vào khu đất. Chủ nhân bảy lô đất này tìm cách tự đấu nối với đường nội bộ KDC 200 Nguyễn Văn Hưởng.
Những ngày qua, cư dân KDC 200 bức xúc trình báo lên chính quyền việc phía chủ bảy lô đất tự ý cho xây lắp cống, làm đường để nối vào đường nội bộ của KDC 200.
Theo Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM, dự án khu nhà ở phân lô nói trên đã được TP giao đất trước năm 1993 gồm bảy lô nền biệt thự và đường nội bộ 8,6m. Các lô đất đã được UBND TP cấp giấy chứng nhận cho từng hộ.
Hiện bảy lô đất có chung đoạn đường nội bộ dài 143m, là đường đất. Do không có lối vào khu đất nên bảy hộ này cùng nhau mua nền đất B11 tại KDC 200, dự kiến làm đường nối với đường nội bộ trong KDC mình.
Tháng 10-2011, họ làm đơn gửi UBND Q.2 đề nghị giải quyết việc đấu nối. UBND Q.2 đã có công văn chấp thuận chủ trương đấu nối và hướng dẫn thủ tục bàn giao lô đất B11 làm đường giao thông công cộng vào tháng 3-2012.
Năm 2015, Sở Quy hoạch - kiến trúc đề nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng lô đất B11 để đấu nối giao thông. Đồng thời, sở cũng đề xuất cập nhật nội dung điều chỉnh vào đồ án quy hoạch khu dân cư Bắc xa lộ Hà Nội. Đề xuất của sở được UBND TP đồng ý. Tuy nhiên, cư dân KDC 200 không đồng ý, liên tục khiếu nại về các văn bản chấp thuận chủ trương đấu nối của quận và TP.
Chưa đủ pháp lý, sao tự làm đường?
Bà Lê Thị Hồng Liên, đại diện cư dân KDC 200 Nguyễn Văn Hưởng, cho rằng KDC này đã hoàn chỉnh cả về pháp lý và thực tế, với đầy đủ tiêu chí KDC theo quy hoạch, bao gồm số lượng căn nhà, diện tích, hạ tầng, hệ thống đường nội bộ, công viên, chiếu sáng... và có hàng rào bao quanh khuôn viên.
"Chúng tôi sống ổn định 20 năm nay. Việc thay đổi quy hoạch (thu hẹp, mở rộng, thay đổi công năng...) nếu có phải tuân thủ luật định. Vì việc cho phép bảy lô hộ lẻ đấu nối là làm biến đổi dự án, gia tăng áp lực lưu thông trong nội khu, gia tăng áp lực hệ thống hạ tầng và an ninh chung của khu vực. Cơ quan chức năng chấp thuận chủ trương đấu nối và không quan tâm đến ý kiến của cư dân KDC là ảnh hưởng đến quyền lợi của cư dân" - bà Liên nói.
Về phía chủ bảy lô hộ lẻ nhiều năm nay cũng liên tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng ở TP để xin giải quyết đấu nối đường đi. Theo họ, trước đây họ đã có thỏa thuận việc kết nối giao thông với công đoàn Công ty Thép miền Nam và đã có đóng góp chi phí đấu nối cơ sở hạ tầng. Họ đề nghị sớm được làm đường để xây nhà ở.
Từ tháng 8-2012, chủ bảy lô đất đã thuê đập tường rào KDC 200 tại vị trí lô đất B11 để làm đường. Các hộ dân đã lập tức trình báo lên phường để ngăn chặn và gần đây họ lại tiếp tục tự làm đường vào khu đất trong sự bức xúc của cư dân KDC 200.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Văn Tâm - phó chủ tịch UBND Q.2 - cho hay quận đã tổ chức họp với đại diện bảy lô hộ lẻ và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, ngừng thi công làm đường, các hộ cam kết dừng thi công.
Theo ông Tâm, dự án của Công ty Thép miền Nam vẫn chưa bàn giao hạ tầng cho chính quyền địa phương quản lý nên chính quyền không giải quyết cho đấu nối theo quy định pháp luật. Muốn làm đường đấu nối phải được sự chấp thuận của các hộ dân KDC 200 và đây là thỏa thuận dân sự giữa hai bên.
"Tôi có yêu cầu chủ tịch P.Thảo Điền chủ trì họp hai bên, khi nào đạt được sự đồng thuận mới thực hiện thủ tục lấy ý kiến cộng đồng dân cư, điều chỉnh quy hoạch đối với nền đất B11 của dự án KDC 200 từ đất biệt thự sang đất giao thông rồi mới cấp phép đấu nối đường" - ông Tâm nói.
-
TTO - Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết đang thu thập các chứng cứ liên quan tới việc người mẫu Ngọc Trinh tung tin sai sự thật.
-
TTO - Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng sau khi kiểm tra thực địa tại Nông trường Quý Cao, huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo tập trung xử lý dứt điểm vấn đề giải thể của doanh nghiệp cũng như tình trạng xây dựng trái phép tràn lan tại nông trường.
-
TTO - Dù không phải cán bộ, nhân viên thuộc Nông trường Quý Cao nhưng vẫn có đất giao khoán tại đây và ngang nhiên xây dựng công trình nhà ở kiên cố, biệt thự, nhà nghỉ... từ nhiều năm nay mà không bị cơ quan nào kiểm tra, xử lý dứt điểm.
-
TTO - Trong khi các nhà đầu tư lo lắng về việc tăng lãi suất, về chuỗi cung ứng và suy thoái kinh tế, các tỉ phú càng lo lắng hơn. Và họ đang đổ xô vào một loại tài sản đã được chứng minh về khả năng bảo vệ của cải: đất nông nghiệp.
-
TTO - Lãnh đạo thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) khẳng định không có chuyện người mẫu Ngọc Trinh mua 11ha đất ở địa phương để làm homestay như các trang mạng, báo thông tin. Đây chỉ là chiêu trò để thổi giá đất.
-
TTO - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công trình biệt thự xây sai phép tại số 9, nhà B khu biệt thự 5,2ha tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy).
-
TTO - Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp lấn chiếm đất phi nông nghiệp để san ủi, xây dựng kè chắn ở Cụm công nghiệp Tam Đàn.
-
TTO - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị kỷ luật cảnh cáo vì đã để công trình biệt thự số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2ha vi phạm kéo dài, không có biện pháp ngăn chặn.
-
Với không gian sống trong lành, bất động sản ven sông được nhiều người quan tâm và có mức giá ‘nhỉnh’ hơn so với bất động sản ở khu vực khác.
-
TTO - Doanh nghiệp chia sẻ khi thoái vốn lo nhất là đánh giá giá trị doanh nghiệp, sợ nhất 'ông' đất.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận