Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
2018 - 2019: Bùng nổ đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam
Dòng vốn ngoại rót vào bất động sản Việt Nam tăng mạnh trong năm 2018 và được dự báo tiếp tục đà tăng tốt vào năm 2019.

TP.HCM đứng thứ tư trên thị trường châu Á Thái Bình Dương về tiềm năng đầu tư bất động sản năm 2018 trên bảng xếp hạng của ULI
FDI rót vào bất động sản tăng ấn tượng
Tính đến ngày 20-3-2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản là 778,2 triệu USD, tăng ấn tượng so với con số cùng kỳ năm 2018 là 486 triệu USD.
Trước đó, theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đạt 6,6 tỉ USD, chiếm 18,6% tổng vốn FDI 35,46 tỉ USD năm 2018. Con số trên tăng hơn gấp đôi so với nguồn vốn FDI cho bất động sản năm 2017 (3,05 tỉ USD).
Các chuyên gia nhận định: dòng vốn FDI đầu tư vào bất động sản tăng vượt trội trong năm 2018 và dự báo tiếp tục đà tăng tốt trong năm 2019, khi đang có nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn của mình vào ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản đứng đầu trong danh sách các quốc gia có dự án đầu tư vào Việt Nam năm 2018. Các nhà đầu tư nước này cũng quan tâm đặc biệt đến thị trường bất động sản đầy tiềm năng của Việt Nam.
Các nhà đầu tư Nhật Bản khẳng định kế hoạch đầu tư sắp tới trong buổi tọa đàm về đầu tư bất động sản, hạ tầng tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Hạ tầng và bất động sản Nhật Bản, thời báo kinh tế Nikkei tổ chức mới đây.
Trong khi đó, theo báo cáo của Viện Đất đai Đô thị (Urban Land Institute - ULI Hoa Kỳ), TP.HCM của Việt Nam đứng thứ tư trên thị trường châu Á Thái Bình Dương về tiềm năng đầu tư bất động sản năm 2018. Trước đó một năm, TP.HCM cũng được xếp hạng thứ hai trên thị trường châu Á về tiềm năng phát triển bất động sản (chỉ sau Bangalore - Ấn Độ).
Đâu là tâm điểm của cơn bão đầu tư?
Trong khi bất động sản Việt Nam nói chung đang trên đà bứt phá, thì TP.HCM cũng chứng kiến những bước tiến lớn trong việc thu hút vốn FDI.
Theo báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, 5 tháng đầu năm 2019, TP.HCM thu hút được 2,77 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó lĩnh vực bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (46,7%), phần lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản....
Giữa tình hình đầy khả quan này, những khu vực cửa ngõ của các thành phố lớn nghiễm nhiên trở thành mục tiêu đầu tư đầy hấp lực. Trong đó, thị trường đang chứng kiến màn "lột xác" ấn tượng của khu Đông TP.HCM, tâm điểm là quận 9.
Có diện tích 114 km2 - lớn nhất trong số các quận của TP.HCM, với lợi thế nằm ngay cửa ngõ Đông Bắc, tiếp giáp khu đô thị mới Thủ Thiêm và có nhiều dự án giao thông trọng điểm đi qua, quận 9 đang có được cơ hội phát triển không thể tuyệt vời hơn.
Quận 9 cùng với quận 2 và Thủ Đức những năm gần đây vốn dĩ đã rất tiềm năng nhờ thành phố đầu tư hàng trăm ngàn tỉ đồng xây dựng hạ tầng đồng bộ, với định hướng trở thành đô thị sáng tạo đầu tiên của TP.HCM.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng tại khu Đông
Về cơ sở hạ tầng, tuyến Metro số 1 sắp được hoàn thành; bến xe Miền Đông mới, rộng gấp 3 lần bến xe Miền Đông cũ, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng sắp đi vào hoạt động; khu Công nghệ cao được coi là dự án trọng điểm nằm trong hướng phát triển không gian đô thị chủ đạo của TP.HCM đang được quan tâm đặc biệt.
Không những đầu tư và phát triển mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, quận 9 cũng là nơi tiềm năng để các tập đoàn lớn từ khắp các nơi trên thế giới đặt chân vào như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản... Điều này đã cho thấy triển vọng tươi sáng của thị trường bất động sản quận 9 khi có một lượng lớn các chuyên gia nước ngoài, kỹ sư và người lao động tập trung về đây làm việc, sinh sống…
Đây chính là những yếu tố then chốt thúc đẩy thị trường bất động sản quận 9 ngày càng phát triển và tăng giá trị, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn nhỏ. Đồng thời lượng người dân chuyển đến nơi đây sinh sống ngày càng nhiều, khiến nhu cầu nhà ở gia tăng nhanh chóng ở khu vực này.
Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường bất động sản quận 9 vẫn đang là "kênh xuống tiền" mũi nhọn khi các nhà đầu tư lớn và cá nhân nhìn thấy tiềm năng sinh lời vượt bậc của khu vực này.
Thông tin rò rỉ cho biết, dự án quy mô "đại đô thị đẳng cấp quốc tế" mang thương hiệu Vinhomes của ông lớn Vingroup đang rục rịch chuẩn bị ra mắt ngay tại trung tâm quận 9 và được dự báo sẽ nhanh chóng trở thành tâm điểm "hâm nóng" thị trường, đặc biệt là giữa lúc nguồn cung đang khan hiếm.
-
TTO - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công trình biệt thự xây sai phép tại số 9, nhà B khu biệt thự 5,2ha tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy).
-
TTO - Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp lấn chiếm đất phi nông nghiệp để san ủi, xây dựng kè chắn ở Cụm công nghiệp Tam Đàn.
-
TTO - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị kỷ luật cảnh cáo vì đã để công trình biệt thự số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2ha vi phạm kéo dài, không có biện pháp ngăn chặn.
-
Với không gian sống trong lành, bất động sản ven sông được nhiều người quan tâm và có mức giá ‘nhỉnh’ hơn so với bất động sản ở khu vực khác.
-
TTO - Doanh nghiệp chia sẻ khi thoái vốn lo nhất là đánh giá giá trị doanh nghiệp, sợ nhất 'ông' đất.
-
‘Dòng tiền vào BĐS có sự dịch chuyển không ngừng trong các năm qua, từ Nam ra Bắc và hiện nay là ra các khu vực ven đô và dần tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố lớn khắp cả nước’ - ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định.
-
TTO - TAND tỉnh Khánh Hòa vừa ra quyết định buộc chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang và chủ tịch TP Nha Trang phải 'thi hành án ngay', hủy 6 quyết định liên quan trong vụ thu hồi đất của một hộ dân ở Ba Làng.
-
TTO - Đối mặt tình trạng thiếu hụt nhà ở khiến giá nhà và giá thuê tăng cao, ngày 16-5, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch nhằm cải thiện nguồn cung nhà ở và hỗ trợ người dân khả năng chi trả.
-
TTO - Vài tháng trở lại đây, nhiều địa phương, ngân hàng đưa ra các chính sách siết phân lô bán nền, điều kiện vay vốn… khiến số lượng giao dịch bất động sản giảm dần, cơn sốt đất dịu đi, ‘cò’ vắng bóng.
-
TTO - Mọi công trình xây dựng đều có niên hạn, thời hạn sử dụng, vì thế trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng chung cư (sổ hồng) theo tuổi thọ thiết kế các tòa chung cư.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận