6 kỹ năng cần có ở trưởng phòng kinh doanh bất động sản

Gần đây, thị trường bất động sản luôn được đánh giá là thị trường “béo bở” với nhiều cơ hội, trong đó có vị trí trưởng phòng kinh doanh bất động sản. Đây là một vị trí cấp cao đáng mơ ước cho những người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Ảnh: Pexels.

Ảnh: Pexels.

1. Trưởng phòng kinh doanh bất động sản là ai?

Trưởng bộ phận kinh doanh bất động sản là người trực tiếp xử lý các phản hồi của khách hàng, đồng thời xác nhận và phê duyệt tất cả các đề cử của cấp dưới về các vấn đề liên quan đến bất động sản. Họ chính là người giữ chức vụ cao nhất trong phòng kinh doanh của công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Đây được xem là chức vụ có vai trò và trách nhiệm lớn nhất trong phòng kinh doanh của công ty. Có thể nói, tất cả các hợp đồng bất động sản đều được trưởng phòng kinh doanh xác nhận và duyệt. 

Họ cũng là người có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng của công ty, giữ vai trò, vị trí quan trọng, yêu cầu chuyên môn sâu và kỹ năng cao. Dưới quyền trưởng phòng kinh doanh là các nhân sự cấp dưới, thực hiện các công việc được giao bởi trưởng phòng kinh doanh bất động sản.

Trưởng bộ phận kinh doanh bất động sản là người quyết định trực tiếp đến doanh số bán hàng của công ty - Ảnh: Pexels.

Trưởng bộ phận kinh doanh bất động sản là người quyết định trực tiếp đến doanh số bán hàng của công ty - Ảnh: Pexels.

2. Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh bất động sản

- Lập kế hoạch, triển khai và xây dựng chiến lược phát triển bất động sản theo yêu cầu của công ty cho từng dự án: hàng tuần, hàng tháng, hàng năm…

- Tư vấn khách hàng về các dự án, xử lý các thủ tục giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, thu thập và báo cáo tình hình thị trường bất động sản.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đề xuất giải pháp nhằm duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản đạt được các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận.

- Trực tiếp quản lý và điều hành công việc của từng nhân viên trong phòng kinh doanh bất động sản.

- Phân công công việc, giám sát, hỗ trợ lực lượng bán hàng, đào tạo và kèm cặp nhân viên.

- Chịu trách nhiệm báo cáo các hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh cho cấp trên.

Trưởng bộ phận kinh doanh bất động sản giám sát, hỗ trợ đội ngũ bán hàng - Ảnh: Pexels.

Trưởng bộ phận kinh doanh bất động sản giám sát, hỗ trợ đội ngũ bán hàng - Ảnh: Pexels.

 3. Yêu cầu tuyển dụng của vị trí Trưởng phòng kinh doanh bất động sản 

Yêu cầu tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh bất động sản ở mỗi công ty/doanh nghiệp có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản người quản lý bộ phận kinh doanh bất động sản cần phải có nhiều kiến thức chuyên sâu kết hợp với các kỹ năng mềm như:

3.1 Trình độ, bằng cấp

- Trong quá trình ứng tuyển trưởng phòng kinh doanh bất động sản thì kinh nghiệm là yếu tố đầu tiên quyết định một cá nhân có được nhận việc hay không. Vì vậy, ứng viên phải đáp ứng từ 4 – 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản với tư cách nhân viên kinh doanh và 1 năm với vị trí tương đương.

- Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng trở lên chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, marketing, bất động sản, kiến trúc…

- Am hiểu về thị trường bất động sản, đối thủ cạnh tranh, quy trình tiếp thị và lập kế hoạch bán hàng.

3.2 Kỹ năng

3.2.1 Kỹ năng kinh doanh, bán hàng và chốt đơn hàng

Do tính chất công việc kinh doanh bất động sản nên kỹ năng bán hàng và chốt đơn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trước khi trở thành trưởng phòng, bạn cần có một số thành tích khi còn là nhân viên kinh doanh bất động sản để chứng minh về khả năng kinh doanh của mình. Đây cũng là yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp dùng để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên.

Vì là công việc liên quan đến kinh doanh nên kỹ năng bán hàng là quan trọng nhất - Ảnh: Pexels.

Vì là công việc liên quan đến kinh doanh nên kỹ năng bán hàng là quan trọng nhất - Ảnh: Pexels.

3.2.2 Kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ

Đối với những người làm kinh doanh bất động sản hay các hoạt động liên quan đến bán hàng thì khả năng giao tiếp là không thể thiếu. Kỹ năng giao tiếp bao gồm lắng nghe, trình bày, thuyết trình, thuyết phục, giải thích và duy trì các mối quan hệ. Các ứng viên nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình để tăng khả năng ứng tuyển.

3.2.3 Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch

Mục tiêu của công việc kinh doanh bất động sản là ký kết nhiều hợp đồng nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận. Tuy nhiên, người quản lý phòng kinh doanh bất động sản không chỉ cần giỏi công việc kinh doanh mà còn phải biết lãnh đạo, chỉ đạo một đội ngũ nhân viên kinh doanh. Những công việc này đòi hỏi người trưởng phòng kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, tổ chức, sắp xếp công việc và quản lý thời gian.

3.2.4 Kỹ năng quản lý ngân sách

Trưởng bộ phận kinh doanh bất động sản cần đảm bảo mọi hoạt động đào tạo và tuyển dụng trong bộ phận, phân bổ nguồn lực, phê duyệt các đề xuất của cấp dưới. Vì vậy, bạn phải có kỹ năng quản lý ngân sách,... Kỹ năng quản lý ngân sách giúp bạn kiểm soát và duy trì các hoạt động cần thiết của phòng kinh doanh bất động sản một cách hiệu quả.

Quản lý ngân sách là kỹ năng mềm cần thiết - Ảnh: Pexels.

Quản lý ngân sách là kỹ năng mềm cần thiết - Ảnh: Pexels.

3.2.5 Kỹ năng lãnh đạo

Ở bất kỳ phòng ban nào, trưởng phòng sẽ là sợi dây kết nối tất cả các thành viên trong bộ phận với nhau. Ngoài việc phân công công việc cho từng cá nhân cụ thể và khen thưởng rõ ràng, minh bạch, trưởng phòng kinh doanh bất động sản còn yêu cầu phải có kỹ năng lãnh đạo để giúp mọi thành viên phối hợp hoàn thành tốt công việc được giao. 

Đặc biệt, hãy biết cách tạo động lực cho nhân viên để họ không cảm thấy bị cô lập hay mâu thuẫn với đồng nghiệp trong công việc.

3.2.6 Kỹ năng phục vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng

Tất nhiên, người quản lý phòng kinh doanh bất động sản cần phải có kỹ năng duy trì mối quan hệ với khách hàng để tăng khả năng bán hàng. Kỹ năng này giúp ích cho các giao dịch bất động sản, xác định khách hàng tiềm năng, chăm sóc khách sau khi bán hàng và đào tạo nhân viên kinh doanh bất động sản để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.

Trên đây chỉ là một số các yêu cầu tuyển dụng chung. Bạn có thể tìm hiểu yêu cầu tuyển dụng chi tiết của một số doanh nghiệp đang tuyển dụng việc làm trưởng phòng kinh doanh bất động sản tại trang web của CareerBuilder.

Chăm sóc khách hàng sẽ hỗ trợ bán hàng thành công - Ảnh: Pexels.

Chăm sóc khách hàng sẽ hỗ trợ bán hàng thành công - Ảnh: Pexels.

4. Mức lương của trưởng phòng kinh doanh bất động sản

Theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương cơ bản của trưởng phòng kinh doanh bất động sản hiện nay 27,6 triệu đồng/tháng. Nhìn vào con số trên, bạn có thể nhận thấy lương trưởng phòng kinh doanh bất động sản khá hấp dẫn. 

Tất nhiên, con số trên chỉ là ước tính, bạn cũng có thể kiếm được nhiều tiền hơn tùy thuộc vào năng lực và thị trường. Mức thu nhập sẽ bao gồm lương cơ bản và thưởng doanh số, thưởng dự án kinh doanh, phụ cấp kinh doanh,.. Nói cách khác, tổng thu nhập của trưởng bộ phận kinh doanh bất động sản là không giới hạn.

Mức lương căn bản của trưởng phòng kinh doanh bất động sản - Ảnh: Pexels.

Mức lương căn bản của trưởng phòng kinh doanh bất động sản - Ảnh: Pexels.

5. Con đường thăng tiến lên vị trí trưởng phòng kinh doanh bất động sản

Nhân viên kinh doanh bất động sản

Vị trí nhân viên kinh doanh là bước đệm tốt để bạn phấn đấu trở thành trưởng phòng. Với nhu cầu cao về số lượng, không khó để bạn có thể trúng tuyển vị trí này. Trên thực tế, nhà tuyển dụng vẫn tuyển những ứng viên chưa có kinh nghiệm hoặc có kinh nghiệm dưới 1 năm.

Tuy nhiên, lương cơ bản của vị trí này khá thấp và bạn phải chạy doanh số để nhận thêm tiền thưởng. Đây cũng là "thời điểm vàng" để bạn rèn luyện khả năng mở rộng số lượng khách hàng, học thêm ngoại ngữ và nâng cao khả năng giao tiếp.

Chuyên viên kinh doanh bất động sản

Sau khoảng 2 năm ở vị trí nhân viên kinh doanh, bạn sẽ được đề bạt lên vị trí chuyên viên kinh doanh. Tuy nhiên, sự thăng tiến này không dựa trên thâm niên mà dựa vào thành tích. Đây vừa là động lực phát triển vừa là áp lực cho bạn vì như vậy sẽ vất vả hơn so với các công việc văn phòng. Do đó, bạn phải tập trung vào cải thiện hiệu suất bán hàng.

Trưởng phòng kinh doanh bất động sản

Thông thường, độ tuổi của người ở vị trí trưởng phòng kinh doanh trong khoảng từ 30 – 45 tuổi. Lúc này, bạn cần ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên sở hữu bề dày kinh nghiệm chuyên sâu trong ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đề bạt chuyên viên/trưởng bộ phận lên trưởng phòng kinh doanh. Vì vậy, đừng ngại thử sức mình trong một môi trường làm việc mới để rút ngắn con đường thăng tiến của bạn nhé!

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về công việc của trưởng phòng kinh doanh bất động sản. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để làm hành trang cho bạn trên con đường sự nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm trưởng phòng kinh doanh bất động sản thì hãy truy cập ngay Careerbuilder.vn để tham khảo danh sách những đơn vị tuyển dụng mới nhất nhé!

Những điều cần biết khi ứng tuyển vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự (phần 2)Những điều cần biết khi ứng tuyển vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự (phần 2)

Bạn đang quan tâm đến vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự và có nhu cầu tìm hiểu cụ thể hơn về công việc này? Vậy thì không thể bỏ qua bài viết mà CareerBuilder chia sẻ bên dưới bởi đây là tất cả những gì bạn cần.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0