Thứ 7, ngày 21 tháng 5 năm 2022
Bán quỹ đất còn lại trong Thủ Thiêm dự kiến thu gần 22.000 tỉ đồng
TTO - Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM cho biết 55 lô đất khai thác còn lại trong KĐTM Thủ Thiêm dự kiến thu về gần 22.000 tỉ đồng.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Ảnh: TỰ TRUNG
Theo báo cáo, hiện tại KĐTM Thủ Thiêm còn lại 55 lô, với diện tích gần 794.000m2. Nguồn thu khai thác dự kiến do đơn vị tư vấn đề xuất tính theo giá trị quyền sử dụng đất thời điểm 2016-2017 của toàn bộ quỹ đất là gần 22.000 tỉ đồng.
Chia 3 nhóm đất theo tiến độ đấu giá, đấu thầu
Ban quản lý đầu tư - xây dựng KĐTM Thủ Thiêm (gọi tắt là Ban quản lý Thủ Thiêm) cho biết quỹ đất còn lại dự kiến sẽ được chia thành 3 nhóm tương ứng với tiến độ thực hiện quyền đấu giá sử dụng đất và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Cụ thể, nhóm 1 gồm 16 lô đất có diện tích khoảng 158.000m2 đã hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, có thể đấu giá quyền sử dụng đất trong quý 4-2019.
Các lô đất thuộc khu chức năng số 3 (6 lô), số 4 (9 lô), số 7 (1 lô) được quy hoạch xây dựng trường học, thương mại, dịch vụ và nhà ở…, dự kiến đem lại nguồn thu gần 4.789 tỉ đồng.

Dự kiến bán đấu giá 55 lô đất khai thác còn lại trong khu đô thị mới Thủ Thiêm thu về gần 22.000 tỉ đồng - Ảnh: TỰ TRUNG
Nhóm 2 gồm 16 lô đất với diện tích hơn 269.100m2 với nguồn thu dự kiến hơn 8.125 tỉ đồng. Các lô đất này sẽ đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo chủ trương của Thành ủy, UBND TP.
Các lô đất này được quy hoạch xây dựng trung tâm tài chính, trung tâm biểu diễn nghệ thuật đa năng, khách sạn nghỉ dưỡng… dự kiến sẽ đấu giá trong quý 1-2020 và cuối năm 2020.
Nhóm 3 gồm 23 lô đất với diện tích hơn 365.200m2 với nguồn thu dự kiến hơn 9.012 tỉ đồng. Đây là các lô đất chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng tập trung ở khu chức năng số 2a, số 4, số 8…
Trong số các lô đất thuộc nhóm 3, có 6 lô đất thuộc khu chức năng 2a có diện tích hơn 75.000m2 đang vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (Dòng mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm) nên chưa thu hồi được đất.
Sau khi có chủ trương về việc sắp xếp 2 cơ sở tôn giáo tại các lô đất này mới tiến hành kêu gọi đầu tư. Do đó, tạm thời chưa đưa vào kế hoạch khai thác. Dự kiến trước đây 6 lô đất này sẽ thu về hơn 2.438 tỉ đồng.
Với tiến độ nói trên, Ban quản lý Thủ Thiêm dự kiến năm 2019 sẽ thu về hơn 14.725 tỉ đồng, trong đó gần 4.789 tỉ đồng từ đấu giá 16 lô đất đã hoàn tất giải phóng mặt bằng.
Dự kiến thu hơn 9.900 tỉ đồng từ bán nhà tái định cư
Tại báo cáo, Ban quản lý Thủ Thiêm cũng cho biết tình hình đấu giá quỹ nhà tái định cư với số lượng 3.790 căn hộ ở khu đô thị bị dôi dư không có nhu cầu sử dụng.

Dự kiến bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư dôi dư tại Thủ Thiêm sẽ thu về hơn 9.936 tỉ đồng - Ảnh: TỰ TRUNG
UBND TP đã có chủ trương bán đấu giá quỹ nhà này theo phương án bán toàn bộ dự án, không bán từng khối nhà. Trường hợp bán toàn bộ dự án không được mới bán từng khối nhà.
Theo Ban quản lý Thủ Thiêm, dự kiến bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư dôi dư tại Thủ Thiêm sẽ thu về hơn 9.936 tỉ đồng.
Cũng theo báo cáo, từ năm 2009, KĐTM Thủ Thiêm phát sinh nguồn thu nộp ngân sách từ khai thác quỹ đất và nhà tái định cư.
Tính đến tháng 9-2018, tổng nguồn thu đóng vào ngân sách gần 14.300 tỉ đồng. UBND TP đã cấp lại cho Ban quản lý Thủ Thiêm gần 6.500 tỉ đồng, số thu 7.750 tỉ đồng còn nằm trong ngân sách chưa sử dụng.
-
TTO - Dù không phải cán bộ, nhân viên thuộc Nông trường Quý Cao nhưng vẫn có đất giao khoán tại đây và ngang nhiên xây dựng công trình nhà ở kiên cố, biệt thự, nhà nghỉ... từ nhiều năm nay mà không bị cơ quan nào kiểm tra, xử lý dứt điểm.
-
TTO - Trong khi các nhà đầu tư lo lắng về việc tăng lãi suất, về chuỗi cung ứng và suy thoái kinh tế, các tỉ phú càng lo lắng hơn. Và họ đang đổ xô vào một loại tài sản đã được chứng minh về khả năng bảo vệ của cải: đất nông nghiệp.
-
TTO - Lãnh đạo thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) khẳng định không có chuyện người mẫu Ngọc Trinh mua 11ha đất ở địa phương để làm homestay như các trang mạng, báo thông tin. Đây chỉ là chiêu trò để thổi giá đất.
-
TTO - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công trình biệt thự xây sai phép tại số 9, nhà B khu biệt thự 5,2ha tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy).
-
TTO - Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp lấn chiếm đất phi nông nghiệp để san ủi, xây dựng kè chắn ở Cụm công nghiệp Tam Đàn.
-
TTO - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị kỷ luật cảnh cáo vì đã để công trình biệt thự số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2ha vi phạm kéo dài, không có biện pháp ngăn chặn.
-
Với không gian sống trong lành, bất động sản ven sông được nhiều người quan tâm và có mức giá ‘nhỉnh’ hơn so với bất động sản ở khu vực khác.
-
TTO - Doanh nghiệp chia sẻ khi thoái vốn lo nhất là đánh giá giá trị doanh nghiệp, sợ nhất 'ông' đất.
-
‘Dòng tiền vào BĐS có sự dịch chuyển không ngừng trong các năm qua, từ Nam ra Bắc và hiện nay là ra các khu vực ven đô và dần tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố lớn khắp cả nước’ - ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định.
-
TTO - TAND tỉnh Khánh Hòa vừa ra quyết định buộc chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang và chủ tịch TP Nha Trang phải 'thi hành án ngay', hủy 6 quyết định liên quan trong vụ thu hồi đất của một hộ dân ở Ba Làng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận