Thứ 3, ngày 13 tháng 4 năm 2021
BĐS bán lẻ Ấn Độ khởi sắc mạnh mẽ
Vượt qua Trung Quốc, Ấn Độ đã vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2017 do CBRE công bố mới đây.
![]() |
Ấn Độ là thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới trong nửa đầu năm 2017 |
Theo báo cáo của CBRE, Ấn Độ hiện đang là thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới, với 7 thương hiệu bán lẻ toàn cầu mới vào nước này trong nửa đầu năm nay.
Tính gộp các thương hiệu toàn cầu và nội địa, các thành phố trọng điểm của Ấn Độ như Mumbai, Delhi NCR và Bangalore ghi nhận tổng cộng 70 cơ sở bán lẻ mới và cơ sở mở rộng. Tổng vốn đầu tư của các công ty cổ phần tư nhân và các quỹ đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ đã chạm mốc 200 triệu USD.
Ông Anshuman Magazine, Giám đốc phụ trách thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á của CBRE cho biết: "Xếp hạng Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của chúng tôi là minh chứng cho thấy sự ưu ái của các thương hiệu quốc tế đối với việc thiết lập hoặc mở rộng hoạt động ở Ấn Độ."
Trong nửa đầu năm nay, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Ấn Độ cũng được bổ sung thêm hơn 139.000m2 từ các dự án BĐS bán lẻ mới.
Ông Vivek Kaul, Trưởng bộ phận nghiên cứu dịch vụ bán lẻ của CBRE cho biết: "Trên thực tế, nhu cầu đối với mặt bằng bán lẻ chất lượng cao vẫn tiếp tục vượt quá nguồn cung. Điều này cho thấy phân khúc BĐS bán lẻ tại các thành phố trọng điểm ở Ấn Độ đang phát triển theo cấp số nhân. Dưới tác động của toàn cầu hóa, không chỉ các thành phố lớn mà các thành phố quy mô nhỏ hơn cũng đang thu hút sự chú ý của các thương hiệu quốc tế.”
Ông Kaul cũng tiết lộ thêm rằng ngoại trừ ngành thực phẩm và đồ uống đang trong trạng thái “án binh bất động” chờ đợi diễn biến và tác động của lệnh cấm rượu ở Ấn Độ, tâm lý thị trường tổng thể vẫn được duy trì tích cực.
Dù thị trường nhìn chung đều khởi sắc, giá thuê mặt bằng bán lẻ trên những đại lộ mua sắm nổi tiếng nhất nước Ấn có sự khác biệt đáng kể. Trong khi giá thuê mặt bằng tại các khu phố lớn ở Delhi tăng nhẹ thì giá ở Mumbai lại có chiều hướng đi xuống.
-
TTO - Cả nước có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ, qua rà soát có khoảng 600 nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng ở cấp C, cấp D. Tuy nhiên sau 14 năm thực hiện vẫn rất hạn chế, chưa tới 10% chung cư nguy hiểm, hư hỏng được xây mới.
-
TTO - Trong 5 năm qua, từ 2015 - 2020, những căn hộ bình dân có giá 1-2 tỉ đồng lần lượt biến mất khỏi thị trường.
-
TTO - Sau một 1 tháng cưỡng chế tài khoản nhưng không thu đủ tiền thuế, Cục Thuế TP.HCM đã ban hành quyết định cưỡng chế hóa đơn với Thu Duc House trong thời hạn 1 năm, kéo dài đến 30-3-2022.
-
TTO - Các chính sách tín dụng ưu ái cho bất động sản thời gian qua là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến sốt đất khắp nơi.
-
TTO - Dự án khu dân cư rộng hơn 49ha có vị trí đắc địa phải 'đứng hình' suốt nhiều năm do tranh chấp nhưng nay các bên đã rút đơn và có bản án hiệu lực của tòa, khép lại tranh chấp.
-
TTO - Thị trường luôn có bất ngờ, nhưng khi những đợt tăng giá vô lý cứ thành sự thật thì rất cần bàn tay Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ có Bộ Tài nguyên & môi trường thì không làm được.
-
TTO - Trước hiện tượng sốt đất khắp nơi, phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Đào Trung Chính công nhận nếu không can thiệp, chấn chỉnh kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
-
TTO - Thời gian gần đây, không chỉ ở các địa phương có thông tin từ huyện lên quận hay sắp có dự án, khu công nghiệp… xảy ra sốt đất ảo, mà ngay chính những căn biệt thự bỏ hoang cả 10 năm nay ở Hà Nội cũng được dựng dậy để đón sóng.
-
TTO - Sau thời gian ra quân 'dẹp loạn', đến nay tại khu vực tây bắc TP Đà Nẵng tiếp tục tái diễn tình trạng dựng kiôt bất động sản không phép hàng loạt.
-
TTO - Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thu hồi 13 dự án ở khu đô thị mới Nam TP.HCM do đã giao đất quá lâu nhưng chủ đầu tư chưa đóng tiền sử dụng đất, chưa đầu tư xây dựng...
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận