29/12/2023 15:19 GMT+7

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nối vòng tay lớn

Bạn Trần Hữu Khoa từ Trường đại học Kiến trúc TP.HCM gửi đến cuộc thi thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM ý tưởng Nối vòng tay lớn.

Đề xuất phân đoạn phố đi bộ Nguyễn Huệ, mỗi đoạn mang một chủ đề và dành một phân đoạn cuối cho chủ đề hợp tác - hữu nghị quốc tế. Một không gian công cộng rộng lớn và liên hoàn kết nối từ UBND TP - Nhà hát lớn ra đến công viên bờ sông và trong tương lai kết nối bờ phía đông

Đề xuất phân đoạn phố đi bộ Nguyễn Huệ, mỗi đoạn mang một chủ đề và dành một phân đoạn cuối cho chủ đề hợp tác - hữu nghị quốc tế. Một không gian công cộng rộng lớn và liên hoàn kết nối từ UBND TP - Nhà hát lớn ra đến công viên bờ sông và trong tương lai kết nối bờ phía đông

Quảng trường Hữu nghị tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Tác giả đề xuất phân chia phố đi bộ Nguyễn Huệ thành các phân đoạn, mỗi đoạn sẽ mang một chủ đề riêng. Trong đó đoạn cuối, giáp với đường Tôn Đức Thắng, sẽ là quảng trường Hợp tác - Hữu nghị.

Tinh thần hữu nghị không chỉ đơn thuần thể hiện qua một biểu tượng đơn lẻ.

Không gian quảng trường rộng lớn cho phép các thành phố kết nghĩa với TP.HCM thay phiên nhau triển lãm trưng bày những kinh nghiệm, những thế mạnh và nhất là lan tỏa nét đẹp văn hóa, con người của từng địa phương.

Tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan quảng trường Hữu nghị. Quảng trường sẽ như một gạch nối kết nối phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên Bến Bạch Đằng thông qua cầu đi bộ

Tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan quảng trường Hữu nghị. Quảng trường sẽ như một gạch nối kết nối phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên Bến Bạch Đằng thông qua cầu đi bộ

Saigon - HCMC Biennale sẽ là đại hội cứ mỗi hai năm tổ chức một lần, được tổ chức tại quảng trường Hữu nghị, quy tụ tất cả thành phố anh chị em kết nghĩa. Trong tâm tình thân ái, gắn kết, tất cả sẽ cùng nắm tay nhau, nối thành một vòng tay lớn.

Cảm hứng gắn liền với sông nước

Cấu trúc trung tâm của quảng trường Hữu nghị sẽ là một dạng Serpentine Pavilion, có mái che, trải dài và uốn éo.

Mang hình dáng một con kênh lớn chảy len lỏi, ăn sâu vào đất liền, cấu trúc này gợi nhớ về hình ảnh một thời của con Kinh Lớn (Kinh Charner hay Kinh Chợ Vải - Kinh Grand - Kinh Lấp) từng hiện diện ngay tại phố đi bộ Nguyễn Huệ trong quá khứ.

Đề xuất cấu trúc Serpentine Pavilion trải dài trên phân đoạn quảng trường Hữu nghị

Đề xuất cấu trúc Serpentine Pavilion trải dài trên phân đoạn quảng trường Hữu nghị

Cấu trúc mang hình dáng một con kênh chạy len lỏi ăn sâu vào đất liền, gợi nhớ hình ảnh một thời của đô thị Sài Gòn với hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Cảm hứng đến từ hình ảnh Kinh Lớn - Kinh Chợ Vải - Kinh Lấp trong quá khứ

Cảm hứng đến từ hình ảnh Kinh Lớn - Kinh Chợ Vải - Kinh Lấp trong quá khứ


Phần mái của Serpentine Pavilion sẽ là một hệ mái xanh, thể hiện cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền và toàn bộ cư dân trong việc cùng nhau xây dựng một môi trường đô thi xanh - sinh thái.

Phần mái xanh cũng đóng vai trò che nắng và giảm nhiệt không gian quảng trường trong những thời điểm nắng gắt trong ngày.

Hệ mái xanh đại diện cho cam kết xanh - sinh thái - bền vững

Hệ mái xanh đại diện cho cam kết xanh - sinh thái - bền vững


Các ô tròn trên mái sẽ là một chuỗi những quốc kỳ của các quốc gia và logo của tất cả những thành phố kết nghĩa với TP.HCM.

Sự sắp đặt này gợi lên hình ảnh các địa phương anh chị em, nắm tay nhau, cùng hợp tác, cùng hướng tới một tương lai xanh và an lành.

Ô tròn trên mái sẽ là quốc kỳ của các quốc gia và logo của các thành phố kết nghĩa, được thể hiện bằng các loại hoa đủ màu sắc

Ô tròn trên mái sẽ là quốc kỳ của các quốc gia và logo của các thành phố kết nghĩa, được thể hiện bằng các loại hoa đủ màu sắc

Sự sắp đặt của quảng trường Hữu nghị

Quảng trường sẽ bao gồm những không gian và cấu trúc cố định, xen kẽ với những cấu trúc tạm thời để trình bày và lan tỏa những ý tưởng trong một thời gian ngắn.

Sự sắp đặt như vậy biến quảng trường Hữu nghị thành một hệ khung linh động. Mỗi thành phố kết nghĩa với TP.HCM sẽ có cho mình một không gian triển lãm trưng bày riêng.

Chính quyền các thành phố anh chị em có thể thỏa sức chia sẻ với nhau những thế mạnh về thương mại-khoa học-công nghệ.

Quảng trường Hữu nghị sẽ là không gian triển lãm trưng bày rộng lớn, quy tụ mọi điều tốt đẹp nhất của các thành phố kết nghĩa

Quảng trường Hữu nghị sẽ là không gian triển lãm trưng bày rộng lớn, quy tụ mọi điều tốt đẹp nhất của các thành phố kết nghĩa


Một số gợi ý về không gian triển lãm trưng bày

Leaf Portal. Màn hình trình chiếu đa tương tác có tích hợp webcam giúp cư dân TP.HCM trò chuyện trực tiếp với cư dân các thành phố kết nghĩa. Để làm được điều này, một leaf portal tương tự cũng sẽ được đặt tại nơi không gian công cộng của TP anh chị em

Leaf Portal. Màn hình trình chiếu đa tương tác có tích hợp webcam giúp cư dân TP.HCM trò chuyện trực tiếp với cư dân các thành phố kết nghĩa. Để làm được điều này, một leaf portal tương tự cũng sẽ được đặt tại nơi không gian công cộng của TP anh chị em


Đài phun nước Hòa bình - Hữu nghị: Là một gợi ý khác có thể bố trí tại quảng trường. Đài phun nước mang biểu tượng hòa bình, bao quanh là các ống phun mang quốc kỳ và biểu trưng của các thành phố kết nghĩa.

Đài phun nước Hòa bình - Hữu nghị.

Đài phun nước Hòa bình - Hữu nghị.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nối vòng tay lớn- Ảnh 10.

Sự sắp đặt nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và thấu hiểu - hợp tác - hữu nghị - tôn trọng lẫn nhau - giúp đỡ nhau chính là yếu tố quan trọng nhất


Không gian công cộng liên hoàn kết nối qua lại với công viên Bến Bạch Đằng

Quảng trường Hữu nghị sẽ kết nối trực tiếp với công viên Bến Bạch Đằng thông qua một cầu đi bộ. Lúc này một không gian công cộng rộng lớn và liên hoàn sẽ được hình thành.

Gợi ý về việc kết nối quảng trường Hữu nghị với công viên Bến Bạch Đằng.

Gợi ý về việc kết nối quảng trường Hữu nghị với công viên Bến Bạch Đằng.

Cuộc thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM đã kết thúc

Tổng giải thưởng cuộc thi là 100 triệu đồng. Báo Tuổi Trẻ tiếp tục đăng tải các ý tưởng dự thi gửi đến hết ngày 27-12.

Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu.

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nối vòng tay lớn- Ảnh 12.

Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".

Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.

Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến được xây dựng tại công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước nhà hát TP.HCM.

■ Cuộc thi có các giải thưởng:

- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng.

- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng.

- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;

- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Báo TUỔI TRẺ

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Sách kết nối tri thức toàn cầuBiểu tượng hữu nghị TP.HCM: Sách kết nối tri thức toàn cầu

Ở TP.HCM có một con đường nổi tiếng. Đó là Đường sách TP.HCM. Đường sách nằm nhỏ gọn, nối từ Hai Bà Trưng qua phố Công xã Paris (Q.1).


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên