15/04/2024 09:05 GMT+7

Bỗng dưng 'hứng nước bọt' vô cớ, coi chừng bệnh lao

Các bác sĩ cho hay Việt Nam xếp thứ 11 trong top 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, đa phần phát hiện muộn. Việc khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng sẽ tạo ra các hạt khí dung lây lan vi khuẩn lao và hàng loạt vi khuẩn khác.

Tầm soát lao bằng cách sử dụng X-quang ngực và xét nghiệm Genexpert sẽ giúp phát hiện vi khuẩn lao - Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Tầm soát lao bằng cách sử dụng X-quang ngực và xét nghiệm Genexpert sẽ giúp phát hiện vi khuẩn lao - Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Chuyện tưởng nhỏ nhưng không nhỏ, nguy cơ lây lan đủ loại bệnh. Các bác sĩ cho biết việc khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng rất nguy hiểm cho cộng đồng vì có thể làm lây lan các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Ngoài bệnh lao, còn có rất nhiều bệnh khác lây qua đường hô hấp.

Tình trạng khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng vẫn còn xảy ra, đặc biệt là tại các khu vực như bến xe, công viên, sân bay, bệnh viện...

Các bác sĩ cho hay Việt Nam xếp thứ 11 trong top 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, đa phần phát hiện muộn, việc khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng sẽ tạo ra các hạt khí dung lây lan vi khuẩn lao và hàng loạt vi khuẩn khác.

Tiềm ẩn nguy cơ lây lan đủ loại bệnh

Anh N.T.H. (32 tuổi, Đồng Nai) khá bức xúc khi nhắc đến hành vi khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Mới đây, khi đang điều khiển xe máy đến công ty đi làm, một người đàn ông trung niên đi xe máy phía trước đột ngột giảm tốc độ, quay mặt về phía bên phải nhổ cái "toẹt" mà không cần quan tâm đến người đi sau mình. Do đường đông, phương tiện điều khiển chen chúc nhau khiến anh H. không kịp né, bỗng dưng trở thành người "hứng đạn" vô cớ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Hồ Quốc Khải - trưởng đơn vị hồi sức hô hấp - khoa nội hô hấp Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) - cho biết theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về bệnh lao, trong năm 2022 thế giới có khoảng 10 triệu người mới mắc bệnh lao, đã phát hiện trên 7 triệu người, khoảng 1,3 triệu người tử vong.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau COVID-19 và gần gấp đôi bệnh HIV/AIDS. Hiện có 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, chiếm tới 87% số bệnh lao toàn thế giới.

Việt Nam đứng hàng thứ 11 trong số 30 nước gánh nặng bệnh lao cao và ước tính tỉ lệ lao mới mắc năm 2022 là 176/100.000 dân.

Cũng theo báo cáo của Chương trình phòng chống lao quốc gia năm 2023, số người mới mắc bệnh lao được phát hiện mới trong 9 tháng đầu năm 2023 là hơn 78.000 người, tỉ lệ mới mắc là 76,8/100.000 dân.

Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, hằng ngày đều có người bệnh lao được chẩn đoán và chuyển về địa phương giám sát điều trị. Nhiều người bệnh lao là nguồn lây bệnh lao trong một thời gian dài.

Trong đó, nhiều người đến khám trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch phải thở máy, tổn thương không hồi phục hoàn toàn dẫn đến tàn phế, thậm chí tử vong. Bệnh lao được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng.

Nguồn lây chính cho mọi người xung quanh

"Người bệnh lao ho, khạc nhổ, hắt hơi sẽ tạo ra các hạt khí dung chứa vi khuẩn lao. Các hạt này bay lơ lửng trong không khí, có thể tồn tại trong 24 giờ. Khi người khác hít phải các hạt khí dung chứa vi khuẩn lao sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao. Như vậy, việc khạc nhổ bừa bãi là hành vi thiếu văn minh và có nguy cơ lây lan bệnh lao cho cộng đồng", bác sĩ Hải nói.

Bác sĩ Hải nhấn mạnh việc khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng rất nguy hiểm cho cộng đồng vì nó có thể làm lây lan các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Ngoài bệnh lao đã nói, còn có rất nhiều bệnh khác lây qua đường hô hấp như bệnh COVID-19 hay các bệnh khác đã từng gây ra đại dịch trong quá khứ như cúm mùa, sởi, quai bị, rubella, ho gà…

Tránh khạc nhổ bừa bãi

Bác sĩ Hải cho hay cần chấm dứt việc khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng ngay vì đây là hành vi vừa thiếu văn minh vừa nguy hiểm cho cộng đồng. Khạc nhổ là một thói quen, mặc dù biết xấu nhưng khó bỏ. Chúng ta phải thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp.

Cụ thể cần phải tuyên truyền để người dân biết được khạc nhổ nơi công cộng là hành vi xấu, kêu gọi mọi người hưởng ứng từ bỏ hành vi này. Đồng thời cần trang bị thùng rác có nắp đậy nơi công cộng và hướng dẫn khạc nhổ đúng nơi quy định.

Nhiều người có bệnh đường hô hấp bài xuất nhiều chất tiết nên việc ho khạc không kìm nén được, họ sẽ ho khạc vào khăn giấy bỏ thùng rác.

Ngoài ra nên có luật quy định cụ thể khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng là hành vi vi phạm pháp luật và bị phạt. Bên cạnh đó, nên có hành lang pháp lý để các chủ quản nơi công cộng (bến xe, nhà hàng, trường học…) có thể tự xây dựng nội quy, mức phạt tiền khắc phục hậu quả (nếu bị khạc nhổ trong khu vực mình quản lý). Đồng thời cần lồng ghép vào chương trình giảng dạy kỹ năng sống trong học đường để thế hệ mai sau không còn thói quen xấu này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng là một hành vi rất kém văn minh, gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Khạc nhổ bừa bãi thể hiện sự kém văn hóa, gây phiền toái, dơ bẩn cho những người xung quanh và còn là nguyên nhân dẫn đến những cuộc cãi vã, xô xát nếu người hứng chịu không kiềm chế được cảm xúc.

Theo nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; xử lý các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài phạt tiền, hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh lao có thể phòng, điều trị nhưng mỗi năm vẫn có 13.000 người tử vongBệnh lao có thể phòng, điều trị nhưng mỗi năm vẫn có 13.000 người tử vong

Bất chấp những tiến bộ đã đạt được, Việt Nam vẫn phải chịu gánh nặng bệnh lao rất cao. Trên khắp đất nước, mỗi năm ước tính 13.000 người tử vong vì căn bệnh này, mặc dù đây là căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên