31/05/2019 08:55 GMT+7

Buộc chủ tàu tái xuất rác: quá khó!

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Tại các cảng của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn hiện vẫn còn hơn 1.300 container phế liệu tồn trên 90 ngày chưa có người nhận.

Buộc chủ tàu tái xuất rác: quá khó! - Ảnh 1.

Số rác thải nhựa này được tập kết tại cảng Incheon (Hàn Quốc), chuẩn bị xuất sang Việt Nam cuối năm 2018 - Ảnh: V.TR.

Đơn vị này cho biết trong nhiều biện pháp thúc đẩy giải phóng hàng phế liệu ra khỏi cảng, nơi này đã chấp nhận giảm sàn tối đa 80% phí lưu bãi đối với các container phế liệu nhập khẩu có vị trí tại cảng Cát Lái trước ngày 31-12-2018 được khách hàng lấy ra khỏi cảng trong thời gian đến hết ngày 30-4.

Theo chính sách này, khách hàng sau khi hoàn thành các thủ tục nhập khẩu theo quy định, gửi công văn đề nghị miễn giảm chi phí lưu bãi kèm theo bản sao bộ chứng từ dùng để mang hàng hóa ra khỏi cảng cho phòng marketing của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, doanh nghiệp sẽ được giảm chi phí.

Sau đó nhận thấy tình hình không nhiều cải thiện, đơn vị quyết định kéo dài thời gian giảm phí lưu bãi thêm một tháng, đến ngày 30-5. "Tuy hết thời hạn nhưng chúng tôi vẫn chủ trương nếu khách hàng nào có nhu cầu lấy hàng, cảng vẫn tạo điều kiện giải quyết tùy trường hợp cụ thể" - đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nói.

Cũng theo đơn vị này, sau hai tháng giảm sàn chi phí lưu bãi, lượng container phế liệu tồn đọng tính đến ngày 30-5 tại cảng còn khoảng 1.350 container tồn trên 90 ngày. Nếu so với hơn 3 tháng trước, đây là một nỗ lực rất lớn. Bởi thực tế việc xử lý các container phế liệu tồn đọng trên 90 ngày không hề dễ dàng.

Hiện nay, với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, đã có nhiều văn bản hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc, tạo điều kiện cho khách hàng nhận hàng. Nhưng để giải quyết hơn 1.300 container còn lại, cơ quan này phải phối hợp với Cục Hải quan TP.HCM đánh giá, phân loại phế liệu, xác định chất lượng phế liệu nào cần hủy, phế liệu nào bán đấu giá.

Tuy nhiên, đại diện Cục Hải quan TP.HCM cho biết việc mở kiểm tra cũng khó thực hiện nhanh do việc phân loại, giám định mất rất nhiều thời gian và được thực hiện cẩn trọng, bởi quan điểm của cơ quan hải quan là nếu rác thải buộc chủ tàu tái xuất, còn hàng phế liệu dùng tái sản xuất được sẽ cho bán đấu giá theo quy định.

Thậm chí ngay cả phương án cơ quan hải quan có quyền yêu cầu hãng tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo đối với lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cũng khó thực hiện. Do thực tế có rất nhiều hãng tàu nhận chở hàng nhưng không có tàu, mà họ đặt chỗ qua công ty trung gian.

Theo quy định mới đây, phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi tổ chức, cá nhân nhận hàng trên bản lược khai hàng hóa có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu.

Doanh nghiệp nhận hàng trên bản lược khai hàng hóa phải có văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu theo quy định.

Lúc này, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trên trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.

Tình trạng container phế liệu nhập khẩu tồn tại cao ở bãi của hệ thống cảng Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã gây ùn tắc cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng cũng như doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Việt Nam nhập khẩu rác từ Nhật nhiều nhất, nhập cả từ Thái Lan Việt Nam nhập khẩu rác từ Nhật nhiều nhất, nhập cả từ Thái Lan

TTO - Nhật Bản đứng đầu bảng các nước xuất khẩu rác sang Việt Nam trong năm 2018, xếp trên Mỹ và Hàn Quốc. Việc Trung Quốc nói không với rác nhập khẩu đã khiến rác các nước giàu tràn xuống Đông Nam Á.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên