09/11/2021 15:01 GMT+7

Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc eo hẹp nguồn tiền, đối mặt nhiều khó khăn

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc đã họp mặt với các nhà phát triển bất động sản và ngân hàng tại thành phố Thâm Quyến, giữa bối cảnh mối lo ngại về ngành này ngày một tăng.

Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc eo hẹp nguồn tiền, đối mặt nhiều khó khăn - Ảnh 1.

Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã họp mặt cùng các nhà phát triển bất động sản và ngân hàng tại thành phố Thâm Quyến vào ngày 8-11 - Ảnh: REUTERS

Theo nguồn thạo tin của Hãng tin Reuters, cuộc họp diễn ra vào ngày 8-11. Đại diện phía doanh nghiệp có hai hãng bất động sản Kaisa Group và China Vanke và một số công ty khác. Các ngân hàng Ping An Bank, China Citic Bank, China Construction Bank và CR Trust là những tên tuổi nổi bật có mặt.

Nguồn tin của Reuters cho biết tại cuộc họp ngày 8-11, Công ty bất động sản Kaisa đã hối thúc các doanh nghiệp nhà nước hỗ trợ các công ty tư nhân cải thiện khả năng thanh khoản thông qua các dự án mua bán và sáp nhập.

Theo Reuters, Kaisa cho biết họ đang đối mặt với nhiều khó khăn lớn do nguồn tiền mặt eo hẹp. Kaisa là nhà phát triển bất động sản đứng thứ 25 Trung Quốc về mặt doanh thu.

Kaisa cũng thông báo một số tổ chức tài chính đã rút tiền khỏi các tài khoản của họ một cách vô lý. Công ty yêu cầu tất cả các vụ kiện đòi phong tỏa tài sản của họ phải được xử lý tập trung tại một tòa án của Thâm Quyến.

Trong khi đó, Vanke - 1 trong 3 nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc - cho biết tình hình tài chính của họ vẫn ổn định, dù vậy vẫn kêu gọi các chính sách ổn định hơn để tránh các rủi ro mang tính hệ thống và một cuộc khủng hoảng tài chính diện rộng.

Cả Vanke, Kaisa và Citic Bank đã từ chối bình luận về thông tin trên. Phòng thông tin của Quốc vụ viện Trung Quốc chưa phản hồi câu hỏi của Hãng tin Reuters.

Giới đầu tư lo lắng cuộc khủng hoảng tiền mặt đang lan khắp ngành bất động sản của Trung Quốc với một loạt đợt vỡ nợ ở thị trường ngoại. Điểm tín dụng xuống dốc, đi kèm việc các đợt bán tháo cổ phiếu và trái phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc trong vài tuần qua, cũng đang đổ thêm dầu vào lửa.

Nằm ở trung tâm của cuộc khủng hoảng này, Tập đoàn China Evergrande (Hằng Đại) đã khiến thị trường toàn cầu dậy sóng với tổng lượng nợ hơn 300 tỉ USD.

Nếu không thể thanh toán khoản nợ trên, cuộc khủng hoảng của Evergrande có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc Nhiều doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc 'túng thiếu' vì... không bán được tài sản

TTO - Các hãng bất động sản Trung Quốc đang rơi vào cảnh túng thiếu khi không thể bán tài sản để xoay tiền mặt. Những người mua tiềm năng của họ đang lo lắng tình hình thị trường xấu đi, trong khi cơ quan quản lý tiếp tục siết kiểm soát.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên