08/08/2022 16:55 GMT+7

Các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia về Quy Nhơn bàn về môi trường Việt Nam

LÂM THIÊN
LÂM THIÊN

TTO - Ngày 8-8, tại Trung tâm ICISE (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã diễn ra hội nghị quốc tế "Các khoa học Trái đất và môi trường Việt Nam lần thứ 2 - VCEES 2022", với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia.

Các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia về Quy Nhơn bàn về môi trường Việt Nam - Ảnh 1.

PGS.TS Ngô Đức Thành, trưởng ban tổ chức hội nghị (Trường đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội), phát biểu tại hội nghị - Ảnh: LÂM THIÊN

Đây là hội nghị được Trung tâm ICISE xây dựng từ ban đầu là một hội nghị khoa học trong nước theo mô hình quốc tế, ngôn ngữ sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh và năm nay trở thành hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia.

Đây là chiến lược của Trung tâm ICISE nhằm từng bước xây dựng các hội nghị khoa học quốc tế chuẩn mực, uy tín và chất lượng học thuật cao của Việt Nam để các nhà khoa học quốc tế tin tưởng đăng ký tham dự.

Các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia về Quy Nhơn bàn về môi trường Việt Nam - Ảnh 2.

Rất nhiều nhà khoa học của hơn 20 quốc gia trên thế giới về ICISE tham gia hội nghị - Ảnh: LÂM THIÊN

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Ngô Đức Thành, trưởng ban tổ chức hội nghị (Trường đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội), cho biết mục tiêu của VCEES 2022 (Vietnam Conference on Earth and Environmental Sciences) là tạo ra được một diễn đàn khoa học đa ngành thuộc lĩnh vực khoa học Trái đất và môi trường, nơi các nhà khoa học, các học viên, sinh viên có thể giới thiệu và thảo luận các kết quả nghiên cứu mới nhất, cập nhật nhất. 

"Hơn nữa, hội nghị cũng là cầu nối để các đại biểu tham gia có thể tăng cường và mở rộng mạng lưới hợp tác của mình, từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu và phát triển thuộc lĩnh vực khoa học Trái đất và môi trường", ông Thành nói. 

Cũng theo PGS.TS Ngô Đức Thành, năm nay Hội nghị VCEES-2022 nhận được hơn 200 bài tóm tắt từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Sau quá trình tuyển chọn của ban khoa học, gần 100 báo cáo đã được chọn lựa, được trình bày trong 7 nhóm chủ đề khoa học chính, gồm: ô nhiễm môi trường, xử lý nước, khí tượng, thủy văn, hải dương học, khoa học nước, viễn thám, GIS, và một số chủ đề liên ngành, ô nhiễm nhựa, quản lý rác thải, môi trường ứng dụng, các bài toán mô phỏng khí hậu khu vực.

Ngoài ra, hội nghị còn có 6 bài báo cáo từ các nhà khoa học và quản lý về một số kết quả nghiên cứu và chiến lược nghiên cứu nổi bật tại các phiên toàn thể.

Có mặt tại hội nghị, GS Trần Thanh Vân, người sáng lập Trung tâm ICISE, chia sẻ: "Mục tiêu hàng đầu của ICISE là chào đón các nhà khoa học hàng đầu thế giới về đây để chia sẻ kiến thức khoa học, thúc đẩy việc tìm hiểu, đam mê, nghiên cứu khoa học trong giới trẻ Việt Nam. Tôi hy vọng qua hội nghị này, các nhà khoa học trong và ngoài nước sẽ tìm được nhiều biện pháp bảo vệ môi trường cho nước ta cũng như thế giới".

Bình Định đề nghị hỗ trợ gần 12,6 tỉ đồng cho hoạt động của ICISE và Trung tâm Khám phá khoa học Bình Định đề nghị hỗ trợ gần 12,6 tỉ đồng cho hoạt động của ICISE và Trung tâm Khám phá khoa học

TTO - Số tiền này để tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế tại Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) và hoạt động của Trung tâm Khám phá khoa học năm 2023.

LÂM THIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên