25/11/2023 11:21 GMT+7

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế: Đừng để xảy ra bất cập!

Nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng phải cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế mới quản lý được vì chuyện này ảnh hưởng đến sinh mạng người tham gia giao thông.

Lái xe tải thổi vào máy đo nồng độ cồn của CSGT khi lưu thông từ cao tốc ra đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Lái xe tải thổi vào máy đo nồng độ cồn của CSGT khi lưu thông từ cao tốc ra đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Ủng hộ quy định trên, bạn đọc Toàn Nguyễn có ý kiến: "Văn hóa phong tục của chúng ta lạm dụng bia rượu khá nhiều. Nếu quy định tỉ lệ mức độ nồng độ cồn sẽ khiến nhiều người lợi dụng điểm này.

Theo tôi, phải cấm tuyệt đối mới quản lý được vì chuyện này ảnh hưởng đến sinh mạng người tham gia giao thông".

Đồng quan điểm, bạn đọc XYZ ủng hộ cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn, đồng thời phải có hình phạt bổ sung như thông báo đến cơ quan đơn vị (nhất là khu vực công) và trừ điểm (đục lỗ, cắt ô) bằng lái xe. "Không có nồng độ cồn và có một chút nồng độ cồn sẽ có hậu quả khác nhau rất rõ nếu lái xe qua khu dân cư đông người".

Bạn đọc có nick name Người qua đường tranh luận: "Cấm tuyệt đối rồi sẽ xảy ra những chuyện dở khóc dở cười vì trên đời không có gì là tuyệt đối cả. Ví dụ tối hôm trước có nhậu tại nhà, sáng lấy xe đi làm vẫn còn nồng độ rất thấp, hoặc uống nước trái cây, ăn đồ lên men khi đo cho ra nồng độ rất thấp thì sao. Không thể có chuyện cấm tuyệt đối như thế được".

Góp thêm ý kiến, bạn đọc Quốc Thanh chia sẻ: "Cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn khi tham gia giao thông là đúng và cần thiết vì khi người có nồng độ cồn do rượu bia thì hành vi cũng như hành xử sẽ khác người không uống.

Tuy nhiên cần có phân biệt, quy định rõ về nồng độ cồn do rượu bia và nồng độ cồn từ nước uống trái cây có lên men hay thực phẩm lên men. Bên cạnh đó nghiên cứu danh mục một số loại thiết bị đo nồng độ cho phép lưu hành để người dân tự kiểm tra trước khi tham gia giao thông".

Đề nghị cân nhắc về quy định trên, bạn đọc Nhơn bày tỏ: "Cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế nhằm đảm bảo an toàn giao thông là hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, phải xem xét đến hệ lụy kinh tế kèm theo đó như dịch vụ du lịch, giải trí, nhà hàng ăn uống giảm doanh thu rất nhiều".

Theo bạn đọc Huy Gò Dưa, "quy định cấm thì sẽ dễ cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, luật pháp phải theo sát thực tế cuộc sống nên cần phải xem xét ở nhiều góc độ trước khi ban hành quy định. Việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn cũng khiến nảy sinh bất cập và tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ".

Bạn đọc V.H. đề xuất: "Cần phải có mức tối thiểu về nồng độ cồn như thế nào được phép điều khiển phương tiện giao thông. Mức tối thiểu bao nhiêu thì Bộ Công an nên tham khảo ý kiến từ các nhà khoa học, chuyên gia dinh dưỡng và các cơ quan chuyên môn.

Chặt chẽ hơn thì quy định mức tối thiểu nồng độ cồn trong hơi thở cho từng loại phương tiện giao thông như xe hai bánh là bao nhiêu, xe bốn bánh là bao nhiêu".

Bộ trưởng Tô Lâm nêu lý do cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xếBộ trưởng Tô Lâm nêu lý do cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Bộ trưởng Tô Lâm nêu quy định cấm nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn giao thông.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên