09/11/2023 12:49 GMT+7

Cảnh ruộng đồng tan hoang vì khai thác đất, đá

Sau khi doanh nghiệp rầm rộ khai thác đất, đá xong, đã biến nhiều cánh đồng ở các xã Hòa Nhơn, Hòa Phú của huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) không khác gì đồng hoang.

Khai thác đất, đá, phá ruộng đồng tan hoang

Lọt thỏm giữa màu xanh của rừng keo lá tràm là cảnh sạt lở ở thôn An Châu (xã Hòa Phú) - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Lọt thỏm giữa màu xanh của rừng keo lá tràm là cảnh sạt lở ở thôn An Châu (xã Hòa Phú) - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Len lỏi qua cánh rừng keo lá tràm xanh mướt, đập vào mắt chúng tôi là cảnh sạt lở tan hoang ở thôn An Châu (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang).

Cả khu vực rộng bạt ngàn ngổn ngang đất cát, cảnh nước chảy, sạt lở vẫn đang diễn ra ở đây.

Đã có hàng chục ngàn mét vuông đất nông nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó có hàng ngàn mét vuông đất của 18 hộ dân không thể sản xuất được.

Người dân địa phương đã đề nghị thành phố sớm giải quyết dứt điểm về môi trường, sạt lở đất nông nghiệp do doanh nghiệp khai thác đất gây ra tại nơi này.

Sạt lở đất nghiêm trọng khiến người dân lo ngại - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Sạt lở đất nghiêm trọng khiến người dân lo ngại - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Theo tìm hiểu, sau khi được cấp phép, Công ty TNHH Hiệp Đại Hưng đã thực hiện việc khai thác mỏ tại khu vực trên.

Trong quá trình hoạt động đã xảy ra việc sạt lở đất nông nghiệp tại phía Tây và phía Nam mỏ.

Qua các lần tiếp xúc cử tri, người dân đều có kiến nghị, phản ảnh.

Những "hàm ếch" sâu hoắm - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Những "hàm ếch" sâu hoắm - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

UBND huyện Hòa Vang đã nhiều lần mời Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, làm việc, yêu cầu Công ty Hiệp Đại Hưng có giải pháp khắc phục. Vậy nhưng đến nay vẫn không thể khắc phục được mà có nguy cơ việc sạt lở đất ngày càng nhiều thêm.

Tháng 3-2023, UBND huyện Hòa Vang có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến việc khai thác đất sét của Công ty Hiệp Đại Hưng tại thôn An Châu và đề nghị sở yêu cầu công ty xử lý triệt để việc sạt lở ruộng đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã làm việc, yêu cầu doanh nghiệp khắc phục. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa làm triệt để.

Sau khi doanh nghiệp khai thác đất, người dân cũng mất đất sản xuất - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Sau khi doanh nghiệp khai thác đất, người dân cũng mất đất sản xuất - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Tiếp đó, huyện Hòa Vang đã có báo cáo thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu công ty có các giải pháp và khẩn trương lập đề án đóng cửa mỏ trình thành phố phê duyệt để thực hiện công tác hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường…

Tại Hòa Nhơn, UBND xã này cho biết qua rà soát, trên địa bàn xã có 388.051m2 đất nông nghiệp không sản xuất được do hoạt động khai thác khoáng sản làm bồi lấp, gồm 14 đơn vị như Công ty TNHH Phúc Đặng, Công ty CP Fococev, Công ty Đại Hồng Tín, Công ty CP Tập đoàn Nguyễn Phan Chánh, Công ty ĐTXD công trình đô thị Đà Nẵng, Công ty CP VLXD 323, Công ty CP Vinaconex 10, Công ty Tiến Thanh, Công ty Sơn Hải, Công ty TNHH Vạn Tường, Công ty Quang HT...

Hố nước sâu còn lại sau khi doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở xã Hòa Nhơn - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Hố nước sâu còn lại sau khi doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở xã Hòa Nhơn - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Khai thác cát ở Đắk Lắk- Đắk Nông: Sông sạt lở, thu thuế có lúc chỉ được 20%Khai thác cát ở Đắk Lắk- Đắk Nông: Sông sạt lở, thu thuế có lúc chỉ được 20%

Khổ sở với việc chống sạt lở bao nhiêu thì Đắk Lắk và Đắk Nông chật vật thu thuế tài nguyên từ khai thác cát bấy nhiêu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên