17/04/2024 22:37 GMT+7

‘Chấn hưng văn hóa đọc cũng là chấn hưng cái gốc của một dân tộc’

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định ‘chấn hưng văn hóa đọc cũng là chấn hưng cái gốc của một dân tộc’, trong phát biểu khai mạc Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam tối 17-4 tại Hà Nội.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh trống khai mạc Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - Ảnh: TRẦN HOÀNG

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh trống khai mạc Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - Ảnh: TRẦN HOÀNG

Ngày Sách và văn hóa đọc năm 2024 được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, cũng là lần đầu tiên được tổ chức ở đây.

Sách dạy chúng ta làm người

Trong phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã trích dẫn Thân Nhân Trung và Chủ tịch Hồ Chí Minh để khẳng định "muốn xã tắc bền vững, đất nước hùng cường thì phải chăm lo dân trí, phát triển đội ngũ trí thức" (sách và việc đọc sách có vai trò rất quan trọng đối với từng cá nhân và đối với quốc gia).

Phát biểu chỉ đạo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cũng khẳng định sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là người thầy cung cấp cho chúng ta nguồn tri thức vô tận, nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách, dạy chúng ta cách sống, cách làm người…

Khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là tấm gương sáng ngời của việc đọc sách, ông Nghĩa trích dẫn lời Bác Hồ căn dặn mọi tầng lớp trong xã hội đọc sách: "Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc. 

Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc".

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại lễ khai mạc - Ảnh: TRẦN HOÀNG

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại lễ khai mạc - Ảnh: TRẦN HOÀNG

Muốn nâng cao văn hóa đọc cần khuyến khích xuất bản sách hay

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, trong đó có văn hóa đọc.

Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, ban, bộ, ngành đã quan tâm chỉ đạo tổ chức, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách trong quần chúng nhân dân.

Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức sâu rộng, thiết thực và giàu ý nghĩa trên cả nước.

Ông đề nghị tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.

Chú trọng đầu tư, hỗ trợ thành lập các thiết chế, hoạt động khuyến đọc trong hệ thống nhà trường, cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương, tạo lập thói quen đọc sách trong các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời phải tăng cường vận động sáng tác những tác phẩm, cuốn sách, công trình có giá trị cao để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của bạn đọc. Khuyến khích xuất bản các sách hay, có giá trị…

Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 diễn ra từ ngày 14-4 đến 21-4, tại khu vực Hồ Văn của Văn Miếu Quốc Tử Giám, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Ngày Sách và Văn hóa đọc tìm cả bạn đọc ở nước ngoàiNgày Sách và Văn hóa đọc tìm cả bạn đọc ở nước ngoài

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc, Sách quý tặng bạn, Tặng sách hay - Mua sách thật, Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên