Thứ 2, ngày 16 tháng 12 năm 2019
Châu Á đầu tư nhà đất Pháp, Mỹ nhiều nhất
TTO - Các nhà đầu tư bất động sản khu vực châu Á bắt đầu đa dạng hóa các hạng mức đầu tư, đầu tư nhiều hơn vào khách sạn và khu công nghiệp...
![]() |
Châu Á đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đạt mức 40 tỉ USD/năm - Ảnh minh họa: TTO |
Ngày 10-3, tập đoàn tư vấn bất động sản Mỹ - CBRE chính thức công bố các số liệu tổng hợp phản ánh tình hình đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản của châu Á trong năm 2014.
Theo báo cáo của tập đoàn bất động sản Mỹ, châu Á đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đã có một năm ấn tượng, đạt mức 40 tỉ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Các tập đoàn bảo hiểm từ Trung Quốc và các công ty bất động sản Trung Quốc tăng cường triển khai vốn đầu tư bất động sản là các hình thức đầu tư mới nổi của năm vừa qua.
Chiến lược đầu tư bắt đầu thay đổi khi các nhà đầu tư muốn thoát khỏi các thị trường cửa ngõ truyền thống. Năm 2013, 60% vốn đầu tư ra nước ngoài tập trung vào 5 điểm đến đầu tư toàn cầu, nhưng con số này đã giảm xuống còn 39% trong năm 2014. Nơi hưởng lợi của xu hướng này trong năm 2014 gồm Paris ở châu Âu và Los Angeles, San Francisco và Washington ở Mỹ.
Các nhà đầu tư bất động sản xuyên quốc gia tại khu vực châu Á cũng bắt đầu đa dạng hóa các hạng mức đầu tư, đầu tư nhiều hơn vào khách sạn và khu công nghiệp, trong khi văn phòng vẫn chiếm ưu thế đầu tư.
Dòng vốn đầu tư châu Á tiếp tục chảy mạnh vào khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, lên đến 13,7 tỉ USD, bằng với con số của năm 2013.
Đầu tư châu Á tại các khu vực khác có sự tăng trưởng đáng kể: Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, khu vực Thái Bình Dương tăng 33%, và tại châu Á là 58%. Tại châu Á, Nhật Bản là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư.
Theo giám đốc cấp cao bộ phận nghiên cứu CBRE châu Á - Ada Choi, đầu tư ra nước ngoài cả năm 2014 vượt mức 2013, đây là năm thứ 2 liên tiếp khu vực này đạt mức cao kỉ lục.
Singapore vẫn giữ vững vị trí hàng đầu trong nguồn vốn đầu tư ra bên ngoài, hai vị trí liền kề phía sau thuộc về Trung Quốc và Hồng Kông, cả ba thị trường này đều cho thấy sự tăng trưởng trong nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài.
Bên cạnh việc đầu tư trực tiếp, các quỹ đầu tư châu Á có thâm niên từ Hàn Quốc và Nhật Bản đang mở rộng mức độ ảnh hưởng thông qua các quỹ gián tiếp và hội giao dịch.
Các nguồn vốn như thế này sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng sự xuất hiện của các dòng vốn đầu tư mới như các công ty bảo hiểm của Trung Quốc và Đài Loan sẽ để lại nhiều cột mốc quan trọng trên thị trường bất động sản toàn cầu trong một vài năm tới.
-
Trong bối cảnh ô nhiễm ở các thành phố lớn đang ở mức báo động, giờ đây gần như ai cũng muốn sống ở đô thị sinh thái thông minh. Nhưng muốn vậy cần có những gì và ai đã làm được điều đó?
-
TTO - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đang siết chặt quản lý các dự án bất động sản huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, chủ đầu tư dự án đưa thông tin sai về quy hoạch...
-
TTO - Sở Xây dựng TP.HCM vừa ra mắt ứng dụng SXD247 cho phép người dân tra cứu thông tin chính thống dự án nhà ở thương mại từ cơ quan nhà nước, chủ đầu tư dự án và phản ánh góp ý nhanh chóng về cho Sở.
-
Sau hơn 3 năm kể từ khi được ra mắt vào tháng 9-2016, sáng 5-12-2019, dự án Saigon South Residences (SSR) chính thức được bàn giao giai đoạn 1 gồm 962 căn hộ thuộc các tòa nhà A, B, và C.
-
TTO - Ngày 8-12, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả với chủ đầu tư Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà.
-
TTO - Hàng trăm cư dân chung cư cao cấp F-Home 16 Lý Thường Kiệt (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bức xúc vì mua căn hộ vào ở chưa bao lâu đã hư hỏng.
-
TTO - Người dân sống cạnh dự án Đồi Xanh (Marina Hill) Nha Trang vẫn chưa hết lo lắng dù doanh nghiệp đã tháo dỡ tường chắn, nhưng mỗi khi mưa lớn, nước lại chảy ồ ạt vào nhà.
-
TTO - Ngày 6-12, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực để đảm bảo kỷ cương, pháp luật.
-
TTO - Tại phiên chất vấn HĐND TP Cần Thơ sáng 6-12, câu chuyện chủ đầu tư “vẽ tận mây xanh" đối với các dự án bất động sản nhưng ngay cả lãnh đạo thành phố cũng không biết dự án ở đâu, thông qua hồi nào đã làm “nóng” nghị trường.
-
Đây là thời điểm thuận lợi để mua bất động sản vì các yếu tố vĩ mô vẫn ổn định, lãi suất ngân hàng ở mức hợp lý, tăng trưởng kinh tế tốt.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận