06/04/2018 15:39 GMT+7

Chiến lược ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu ĐBSCL

Hồng Phương
Hồng Phương

TTO - Hội thảo khoa học “ Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long” được xem là “công trình chống nước biển dâng và biến đổi khí hậu ở thế chủ động”.

Chiến lược ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu ĐBSCL - Ảnh 1.

GS.TS. Đào Xuân Học – Chủ tịch Hội Thủy lợi VN đã báo cáo tóm tắt dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công. Ảnh -Hồng Phương

Hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thủy lợi VN cùng các đơn vị liên quan thực hiện, được tổ chức tại TP. HCM vào ngày 6 – 3.

Tại hội thảo, GS.TS. Đào Xuân Học – Chủ tịch Hội Thủy lợi VN, đã báo cáo tóm tắt dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công. Cụ thể, trình bày kết quả cụm 6 đề tài nhằm "Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công" để chia kế hoạch đầu tư làm 3 giai đoạn với tổng mức vốn đầu tư là 74.0000 tỷ đồng.

Hội thảo đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ của "Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công trong chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu ĐBSCL" nhằm chống lũ lụt, ngập úng và xâm nhập mặn TP. HCM (Khi mực nước biển dâng thêm 100cm), tăng cường khả năng thoát lũ, giảm chiều sâu, chống xâm nhập mặn cho khu vực Gò Công, Long An, rút ngắn khoảng cách giao thông từ các tỉnh miền Tây đến Vũng Tàu 130km…

Ngoài ra, dự án còn có tác động lớn đến kinh tế - xã hội vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn và phụ cận. Cụ thể, dự án sẽ tạo môi trường ổn định, hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm vốn đầu tư xây dựng các cống lớn, hệ thống đê trong khu vực, mở rộng không gian hình thành chuỗi đô thị, các khu công nghiệp…


Hồng Phương
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên