01/02/2023 18:18 GMT+7

Chiến sự Ukraine để lộ 'NATO chuẩn bị kém cho chiến tranh'

Theo báo Financial Times, cuộc xung đột Nga - Ukraine là một hồi chuông cảnh tỉnh nghiêm túc đối với các quân đội phương Tây. Kho dự trữ vũ khí của họ được trang bị rất kém cho chiến tranh.

Chiến sự Ukraine để lộ NATO chuẩn bị kém cho chiến tranh - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine chuẩn bị một khẩu lựu pháo do Mỹ cung cấp ở Kherson - Ảnh: AP

Theo nhận định của báo Financial Times, ba thập kỷ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, phương Tây phát hiện ra họ không chuẩn bị kho dự trữ vũ khí sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn diện như ở Ukraine.

Ukraine hút sạch vũ khí dự trữ của phương Tây

Cuộc tấn công dữ dội của Nga vào Ukraine đã biến thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, khi Mỹ và các đồng minh châu Âu liên tục đổ vũ khí và đạn dược để giúp Ukraine tự vệ.

Các loại vũ khí chống tăng di động do phương Tây cung cấp, tên lửa dẫn đường chính xác và pháo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh trả các lực lượng quân sự của Nga tại Ukraine.

Tuy nhiên, nhu cầu vũ khí lớn của chính quyền Kiev đang khiến các kho dự trữ vũ khí của châu Âu trống rỗng, với tốc độ đáng báo động và vượt xa khả năng bổ sung lại.

Với phong trào ủng hộ hòa bình sau Chiến tranh lạnh, các chính phủ châu Âu đã cho phép lượng dự trữ vũ khí giảm dần.

Năm 2014, NATO ra quy định mỗi quốc gia phải dự trữ đạn dược trong một tháng cho chiến đấu cường độ cao, song một số nước như Đức có nguồn dự trữ nhiều nhất chỉ trong vài ngày.

Nhiều năm mua sắm vũ khí tinh gọn đã hạn chế khả năng tăng cường sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng các nước châu Âu trong trường hợp khẩn cấp.

Chiến sự Ukraine để lộ NATO chuẩn bị kém cho chiến tranh - Ảnh 3.

Xe tăng Leopard 2 trong một sự kiện trình diễn do quân đội Liên bang Đức Bundeswehr tổ chức - Ảnh: RT

Ukraine bắn 7.000 quả pháo mỗi ngày

Tờ Financial Times phân tích: Các hệ thống vũ khí tinh vi như tên lửa chống tăng Javelin hoặc tên lửa dẫn đường Himars có thể mất ít nhất một năm để sản xuất.

Một dây chuyền sản xuất vũ khí rất phức tạp, do liên quan đến nhiều nhà cung cấp. Mỗi nhà cung cấp đều có khả năng bị tắc nghẽn. 

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với đạn pháo. Ở đỉnh điểm của cuộc chiến khốc liệt trên khắp các chiến tuyến vào mùa hè năm ngoái, quân đội Ukraine đã bắn ước tính 7.000 quả đạn/ngày, tương đương với sản lượng sản xuất tối đa của Mỹ trong hai tuần.

Ukraine chỉ có một số nhà cung cấp thân thiện ở Trung Âu cho đạn pháo tiêu chuẩn Liên Xô 152 ly. Việc tiếp tục chuyển sang sử dụng pháo và đạn 155 ly tiêu chuẩn của NATO, sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho các nhà cung cấp phương Tây.

Nga cũng được cho là đang gặp vấn đề về nguồn cung cấp đạn pháo, nhưng nước này có một ngành công nghiệp quốc phòng rộng lớn có thể sẵn sàng cho chiến tranh.

Chiến sự Ukraine để lộ NATO chuẩn bị kém cho chiến tranh - Ảnh 4.

Một chiếc xe tăng M1 Abrams trong lần trinh sát ở Iraq vào tháng 9-2004. Mỹ đã hứa sẽ gửi 31 xe tăng M1 Abrams cho Ukraine - Ảnh: ASIA TIMES

Có một ví dụ rõ ràng về phản ứng rất nhanh của Mỹ trong việc viện trợ cho Ukraine. Khi lực lượng Nga bị đẩy lùi khỏi Kiev vào tháng 3-2022, Ukraine cần hệ thống phòng không tiên tiến để bảo vệ các thành phố và quân đội của mình. 

Lúc đó, Mỹ đã nhanh chóng ký hợp đồng và viết thanh toán cho các nhà máy quốc phòng, cùng với cam kết mở rộng sản xuất pháo binh gấp 5 lần trong vòng 2 năm.

Tuy nhiên, các cường quốc ở châu Âu không thể bắt kịp với tốc độ sản xuất vũ khí như Mỹ. Đức cho biết chỉ riêng việc xây dựng kho dự trữ đạn dược đủ dùng trong 30 ngày đã có thể tiêu tốn 20 tỉ euro.

Ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu bị phân mảnh và sản lượng thấp.

Điều quan trọng hơn, hiện nay các chính phủ châu Âu cùng liên kết nhau mua vũ khí. Đây là một sáng kiến do Đức dẫn đầu. 

Trước mắt họ lên kế hoạch cùng nhau trang bị vũ khí phòng không. Dù sao đây cũng là tin tốt.

Tuy nhiên, các chính phủ châu Âu có nguy cơ "bể kế hoạch" trước các công ty quốc phòng, vốn có lợi nhuận cao nhưng hoạt động sản xuất thường không được như mong đợi.

Năng lực công nghiệp quốc phòng của một quốc gia hay khu vực góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh cho họ và là nền tảng cho trật tự quốc tế. Duy trì được năng lực sản xuất quốc phòng cũng là một cách để răn đe và ngăn chặn mọi cuộc chiến.

NATO muốn Hàn Quốc thay đổi chính sách cấp vũ khí cho nước ngoàiNATO muốn Hàn Quốc thay đổi chính sách cấp vũ khí cho nước ngoài

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Hàn Quốc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, với lý do các nước khác đã thay đổi chính sách sau khi chiến sự bùng nổ tại Ukraine.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên