Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Có 20m2 mới được nhập khẩu - Có khó cho dân nhập cư?
TTO - Đề xuất người dân muốn đăng ký thường trú tại TP.HCM phải có diện tích ở đạt 20m2 được cho là có khả năng gây khó cho những người nhập cư.
Cụ thể, Sở Xây dựng TP.HCM mới đây có đề xuất UBND thành phố ban hành quy định đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở thuê (hoặc mượn, ở nhờ) là diện tích bình quân cho mỗi người phải đạt 20m2, không phân chia khu vực nội thành hay ngoại thành.

Nhiều người nhập cư muốn được nhập khẩu vào TP.HCM bởi xác định gắn bó lâu dài với mảnh đất nàyẢnh ĐĂNG NGUYÊN
Siết nhập cư, có tốt hơn?
"Đề xuất diện tích tối thiểu có 20m2 đất ở để được nhập cư vào thành phố nhất quán với những nghiên cứu và những công bố về chỉ tiêu của nhu cầu diện tích tối thiểu của người dân. Đặc biệt với TP.HCM là rất phù hợp vì đây là đô thị đi đầu về phát triển kinh tế, xã hội văn hóa và tiêu chuẩn về nhà ở phải ở mức hợp lý"
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển
Quy định không áp dụng với một số trường hợp người thân trong gia đình như: người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị em ruột; người chưa thành niên không còn cha mẹ, hay còn nhưng không khả năng nuôi dưỡng; người khuyết tật, tâm thần, mất khả năng lao động, nhận thức, điều khiển hành vi về ở với người thân, người giám hộ...
Theo Sở Xây dựng, quy định này được đưa ra trong bối cảnh dân số cơ học TP.HCM ngày càng tăng, kéo theo việc đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê (mượn, hoặc ở nhờ) gia tăng.
Những năm gần đây, lực lượng lao động các địa phương khác đổ về thành phố tăng nhanh đã kéo theo sự quá tải về hạ tầng, ùn tắc giao thông, giá bất động sản tăng cao, các bệnh viện, trường học cũng không đảm bảo…Do đó, quy định này nhằm hạn chế tình trạng tăng dân số cơ học quá nhanh, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đồng tình với đề xuất trên. Ông Hiển cho rằng, đề xuất diện tích tối thiểu có 20m2 đất ở để được nhập cư vào thành phố nhất quán với những nghiên cứu và những công bố về chỉ tiêu của nhu cầu diện tích tối thiểu của người dân. Cách đây 5 năm đã có nhu cầu diện tích ở tối thiểu của đầu người tại các đô thị là 20m2. Đặc biệt với TP.HCM là rất phù hợp vì đây là đô thị đi đầu về phát triển kinh tế, xã hội văn hóa và tiêu chuẩn về nhà ở phải ở mức hợp lý.
Làm khó người nhập cư
"Dù muốn hay không thì dòng người từ các tỉnh khác vẫn sẽ đổ về thành phố để học tập, sinh sống. Nếu không có chỗ ở hợp pháp thì họ sẽ tìm mọi cách để có chỗ ở và sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng của thành phố. Do đó, thay vì siết quy định nhập cư thì nên tìm một giải pháp hợp lý hơn"
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM
Hiện dân số TP.HCM khoảng 13 triệu người, chiếm một lực lượng đông đảo trong số này là người dân từ các tỉnh khác về sinh sống và làm việc. Đây cũng là nhóm đối tượng có nhu cầu rất lớn về nhà ở. Tuy nhiên, với mức thu nhập thấp, họ đang phải sống trong các khu nhà trọ chật hẹp, thiếu thốn.
Anh Minh (quê Nghệ An) đã sinh sống tại TP.HCM hơn 10 năm và hiện vẫn đang phải ở trong căn phòng trọ khoảng 15m2 tại quận Thủ Đức. Anh cho biết, với thu nhập hằng tháng của cả hai vợ chồng khoảng 15 triệu chỉ vừa đảm bảo chi phí thuê trọ, ăn uống sinh hoạt, học hành cho một đứa con.
Anh Minh cho biết, những người nhập cư như anh luôn mong muốn được nhập khẩu vào TP.HCM bởi anh xác định gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Nếu được nhập khẩu, gia đình anh sẽ được hưởng những chính sách tốt hơn, con cái học hành cũng dễ dàng.
"Những người thu nhập thấp nếu có tiền mua nhà cũng chỉ mua được những căn hộ có diện tích nhỏ. Ví dụ, tôi mua được căn nhà 30m2, nhà có 3 người mà quy định mỗi người phải đạt 20m2 thì không lẽ một người được nhập khẩu, còn hai người nữa thì không", anh Minh thắc mắc.
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) thì cho rằng, lịch sử của TP.HCM được tạo nên một phần bởi dòng người nhập cư, đây là thành phố của người nhập cư. Dù muốn hay không thì dòng người từ các tỉnh khác vẫn sẽ đổ về thành phố để học tập, sinh sống. Nếu không có chỗ ở hợp pháp thì họ sẽ tìm mọi cách để có chỗ ở và sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng của thành phố. Do đó, thay vì siết quy định nhập cư thì nên tìm một giải pháp hợp lý hơn.
Ông Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM cho rằng, nâng diện tích nhà ở tối thiểu là một biện pháp để siết việc nhập hộ khẩu vào TP.HCM, tuy nhiên việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến những người nhập cư. Một đô thị có nhiều cơ hội sẽ thu hút người nhập cư, đó là quy luật tất yếu. Thế nên, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực to lớn của lực lượng này thì thành phố cũng cần có những chính sách để đảm bảo quyền lợi cơ bản cho họ như chỗ ở, học tập, việc làm...
-
TTO - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công trình biệt thự xây sai phép tại số 9, nhà B khu biệt thự 5,2ha tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy).
-
TTO - Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp lấn chiếm đất phi nông nghiệp để san ủi, xây dựng kè chắn ở Cụm công nghiệp Tam Đàn.
-
TTO - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị kỷ luật cảnh cáo vì đã để công trình biệt thự số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2ha vi phạm kéo dài, không có biện pháp ngăn chặn.
-
Với không gian sống trong lành, bất động sản ven sông được nhiều người quan tâm và có mức giá ‘nhỉnh’ hơn so với bất động sản ở khu vực khác.
-
TTO - Doanh nghiệp chia sẻ khi thoái vốn lo nhất là đánh giá giá trị doanh nghiệp, sợ nhất 'ông' đất.
-
‘Dòng tiền vào BĐS có sự dịch chuyển không ngừng trong các năm qua, từ Nam ra Bắc và hiện nay là ra các khu vực ven đô và dần tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố lớn khắp cả nước’ - ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định.
-
TTO - TAND tỉnh Khánh Hòa vừa ra quyết định buộc chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang và chủ tịch TP Nha Trang phải 'thi hành án ngay', hủy 6 quyết định liên quan trong vụ thu hồi đất của một hộ dân ở Ba Làng.
-
TTO - Đối mặt tình trạng thiếu hụt nhà ở khiến giá nhà và giá thuê tăng cao, ngày 16-5, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch nhằm cải thiện nguồn cung nhà ở và hỗ trợ người dân khả năng chi trả.
-
TTO - Vài tháng trở lại đây, nhiều địa phương, ngân hàng đưa ra các chính sách siết phân lô bán nền, điều kiện vay vốn… khiến số lượng giao dịch bất động sản giảm dần, cơn sốt đất dịu đi, ‘cò’ vắng bóng.
-
TTO - Mọi công trình xây dựng đều có niên hạn, thời hạn sử dụng, vì thế trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng chung cư (sổ hồng) theo tuổi thọ thiết kế các tòa chung cư.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận