14/04/2020 08:02 GMT+7

Cú hích từ hạ tầng tiếp tục tạo sóng cho bất động sản

T.T
T.T

Tại TP.HCM, không khó để thấy được sự “thay da đổi thịt”, “thay áo mới” về hạ tầng giao thông tại hầu hết các khu vực.

Hạ tầng tại các khu vực đồng loạt tạo "cú hích"

Có thể nói, diện mạo khu Đông Sài Gòn có được như ngày hôm nay phần lớn là nhờ vào những công trình hạ tầng giao thông.

Tiêu biểu như hầm Thủ Thiêm, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Đại lộ Phạm Văn Đồng, tuyến đường sắt đô thị metro Bến Thành - Suối Tiên, mở rộng Xa lộ Hà Nội…

Ngoài ra, mới đây, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Đồng Nai đã họp bàn phương án triển khai xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.200 tỉ đồng.

Cú hích từ hạ tầng tiếp tục tạo sóng cho bất động sản - Ảnh 1.

Hạ tầng giao thông tại TP.HCM phát triển tạo cú hích cho BĐS

Với khu Nam thành phố, sự phát triển cũng không hề kém cạnh. Theo báo cáo gần đây của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, ngay từ đầu năm 2018, thành phố đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường trọng điểm kết nối khu Nam với trung tâm thành phố, như: dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, nối quận 2 với quận 7; dự án xây dựng đường trục Bắc - Nam, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước; tuyến Metro số 4 kết nối quận 7, Nhà Bè với các quận trung tâm có vốn đầu tư lớn nhất, lên đến 97.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt hệ thống cầu vượt, hầm chui, mở rộng một số tuyến đường cũng được triển khai.

Đối với khu Tây, vài năm trở lại đây, hạ tầng được đặc biệt quan tâm vì người nhập cư lưu trú tại các quận huyện thuộc khu vực này có tốc độ tăng rất cao và luôn dẫn đầu về số lượng (4 quận huyện có dân số đông nhất đều thuộc về khu Tây).

Các công trình giao thông trọng điểm tại đây có thể liệt kê như mở rộng Quốc lộ 1A; cao tốc Sài Gòn - Trung Lương; mở rộng nút giao thông trọng điểm cầu vượt An Sương - cửa ngõ giao thông, giao thương phía Tây. Mới đây, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh đã thống nhất chủ trương triển khai dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) với tổng mức đầu tư 10.688 tỉ đồng. Đồng thời, khu vực này còn có tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương và tuyến số 4 Bến Thành - Thạnh Xuân; Tỉnh lộ 9; tuyến đường Vành đai 3 liên kết vùng giữa Long An - Bình Chánh - Hóc Môn - Bình Dương - Nhơn Trạch (Đồng Nai)... Chưa kể, hàng loạt tuyến đường đã và đang được nâng cấp, mở rộng.

Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương thuận lợi của người dân, còn giúp BĐS tại các khu vực này phát triển, thu hút lượng lớn cư dân đến sinh sống lẫn nhà đầu tư.

Picity High Park - không còn nỗi lo di chuyển

Picity High Park tọa lạc tại số 9A đường Thạnh Xuân 13, phường Thạnh Xuân, quận 12. Dự án được thụ hưởng nhiều giá trị vùng lõi giao thông giao thương của khu vực khi chỉ nằm cách Quốc Lộ 1A khoảng 400m, gần Quốc lộ 13 và Quốc lộ 22, cách cầu vượt An Sương 8km, gần Ngã tư Ga - Gò Vấp, gần khu công nghệ phần mềm Quang Trung và nhiều Cụm/Khu công nghiệp khác.

Bên cạnh đó, TP.HCM đã chấp thuận phương án xây cầu bắc qua sông Vàm Thuật nối quận 12 với quận Gò Vấp, thay cho bến phà An Phú.

Từ dự án, cư dân không mất quá nhiều thời gian để di chuyển đến các quận huyện lân cận.

Cú hích từ hạ tầng tiếp tục tạo sóng cho bất động sản - Ảnh 2.

Chị Thanh Hằng ngụ tại quận Tân Bình cho hay, chị dành sự quan tâm đặc biệt đến Picity High Park và chị sẽ chọn mua khi CĐT mở bán. Chị chia sẻ thêm, trước khi có quyết định này, chị đã tìm hiểu và so sánh với một số dự án căn hộ khác và nhận thấy Picity High Park có quỹ đất khá rộng với 8,6 hecta nhưng mật độ xây dựng chỉ chiếm 23%, nhiều mảng xanh, giá dự kiến từ 34 - 37 triệu/m2 cũng phù hợp, lại thuận tiện đi lại.

T.T
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên