10/08/2023 10:18 GMT+7

'Đánh hội đồng' hoa hậu, á hậu trên mạng: Người lớn còn có lúc sai, sao nỡ 'ác' với hoa hậu?

Nhiều ý kiến tranh luận xung quanh chuyện "đánh hội đồng" hoa hậu, á hậu trên mạng, trong đó có ý kiến cho rằng không có lửa sao có khói. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bênh vực bởi người lớn còn có lúc sai, sao 'ác' với nói hớ của hoa hậu tuổi đôi mươi?

'Đánh hội đồng' hoa hậu, á hậu trên mạng: Người lớn còn có lúc sai, sao 'ác' với nói hớ của hoa hậu? - Ảnh 1.

Phản ứng tự nhiên khi "bội thực" hoa hậu

Theo bạn đọc Minh Trần: "Đây là phản ứng tự nhiên của công chúng khi bội thực hoa hậu, đặc biệt với những hoa hậu chưa xứng tầm".

Ủng hộ ý kiến này, bạn đọc Lộc Nguyễn bổ sung: "Với hơn 40 cuộc thi hoa hậu sẽ cho ra lò hơn 300 hoa hậu, á hậu là quá nhiều. Truyền thông suốt ngày đưa tin dẫn đến cộng đồng mạng quan tâm sinh ra drama...".

Nghiêm khắc hơn, bạn đọc nick name Tôi Là Tôi viết: "Anti fan là đúng. Khi sự việc sai từ khâu tổ chức quản lý. Nhưng họ không hề biết sửa đổi. Tôi cũng dị ứng kiểu hoa hậu thiếu chuẩn mực như thế".

Cùng suy nghĩ "không có lửa sao có khói", bạn đọc địa chỉ mail namp****@gmail.com phân tích: "Khủng hoảng thừa hoa hậu chính là sự biến dạng của các cuộc thi người đẹp. Người được ban tổ chức cuộc thi công nhận hoa hậu, dù thiếu phẩm chất, chính là sự méo mó về giá trị của cuộc thi.

Các cơ quan quản lý nhà nước phải nghiêm túc đánh giá, chấn chỉnh việc này, không phải tự nhiên mà cộng đồng xã hội lên tiếng phản bác".

Để danh hiệu hoa hậu trở lại giá trị thật, bạn đọc Lộc Nguyễn kiến nghị: "Cơ quan quản lý cần kiểm soát lại số lượng, chất lượng các cuộc thi sắc đẹp, hạn chế tình trạng bát nháo như thời gian qua".

Người lớn còn có lúc sai, sao "ác" với chuyện nói hớ của hoa hậu?

Bên cạnh phần lớn ý kiến phê phán cách ứng xử thiếu lễ độ, xem mình là trung tâm vũ trụ của một số người đẹp ở các cuộc thi nhan sắc, cũng có không ít bạn đọc cho rằng thời gian qua có không ít kiểu "té nước theo mưa" trên mạng xã hội.

Có thể nói đây là một hành động vượt quá giới hạn từ những người tự cho mình cái quyền công kích, "dạy dỗ", lên án người khác, bất chấp các kiểu gây tổn thương đến tâm lý, tinh thần của họ.

Bạn đọc Thơ Dao viết: "Rất ấn tượng với câu: Đừng biến các khuyết điểm của người khác để phô bày cái bất thiện trong bản thân mình".

Theo bạn đọc này: "Mỗi người trong chúng ta chắc ai cũng có gia đình, do đó nếu thử đặt bản thân mình, gia đình mình, con cái mình vào hoàn cảnh này thì sẽ như thế nào? Chúng ta có còn tự biến thành những viên đá để ném vào người khác không? Chỉ một vài viên chắc là nạn nhân đã đau đớn lắm rồi, nói gì là cả hàng ngàn, hàng vạn những viên tiếp theo sau đó..."

Suy nghĩ tương tự, bạn đọc Hoàng nêu ý kiến: "Thấy buồn. Đám đông xúm vào đánh hội đồng hoa hậu, á hậu chỉ vì những câu nói hớ hênh bị cắt ghép. Nhiều lãnh đạo địa phương cũng hùa theo đám đông, đòi tước vương miện các hoa hậu, á hậu.

Sao họ không coi các hoa hậu, á hậu là con em họ vẫn chưa hoàn thiện, nên có những phát ngôn, lời nói chưa chuẩn mực. Chỉ cần nhẹ nhàng nhắc nhở các cháu hoàn thiện mình là đủ rồi".

Bạn đọc số điện thoại 0908******95 nêu quan điểm: "Một số người lớn cũng có lúc phát ngôn thiếu kiểm soát. Sao lại trách các em ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới? Giờ đến lúc dừng tay lại. Tha thứ cho các em có cơ hội sửa sai. Lẽ nào dìm xuống mãi, còn cả một tương lai ở phía trước".

Cách nào để chấm dứt việc chửi bới, xúc phạm trên mạng?Cách nào để chấm dứt việc chửi bới, xúc phạm trên mạng?

TTO - Thời gian gần đây xuất hiện tràn lan những vụ livestream, dùng nền tảng mạng xã hội để chửi bới, tấn công nhau, tấn công đến nhiều người, nhiều giới, thậm chí cả cơ quan công an.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên