Thứ 3, ngày 17 tháng 5 năm 2022
Đất lên cơn 'sốt', Hà Nội khuyến cáo gì?
TTO - Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cấp ủy, UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để trục lợi chính sách về đất đai, đầu cơ đất đai, xây dựng công trình trái phép...

Hà Nội đang trong giai đoạn hoàn thiện quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, lấy ý kiến các bộ, ngành, dự kiến phê duyệt trong tháng 6-2021, nhưng thông tin chuyển nhượng đất đai tại huyện Đông Anh - nơi có 8 xã giáp sông Hồng, thuộc phạm vi nghiên cứu của quy hoạch - đã trở nên vô cùng sôi động - Ảnh: PHẠM TUẤN
Thành ủy Hà Nội thống nhất về chủ trương, định hướng đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, giao cấp ủy, UBND các quận, huyện làm tốt công tác tuyên truyền, tăng cường quản lý, không để lợi dụng quy hoạch để trục lợi chính sách, đầu cơ đất đai.
Hà Nội chỉ đạo không để trục lợi chính sách, đầu cơ đất đai
Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa thông báo kết luận của Ban thường vụ Thành ủy, thống nhất về chủ trương đối với định hướng đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/5.000, đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở theo đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố.
Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng để hoàn thiện đồ án quy hoạch.
Đặc biệt, trong quá trình hoàn thiện đồ án quy hoạch, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội giao cấp ủy, UBND các quận, huyện làm tốt công tác tuyên truyền, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của người dân.
Do quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang trong quá trình lấy ý kiến, hoàn thiện, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cấp ủy, UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để có các hành vi vi phạm để trục lợi chính sách về đất đai, đầu cơ đất đai, xây dựng công trình trái phép, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
Quy hoạch chưa chốt, đất đã 'sốt' xình xịch
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại xã Vĩnh Ngọc của huyện Đông Anh (xã có sông Hồng chạy dọc qua), sau thông tin Hà Nội quy hoạch lấy hành lang sông Hồng là trọng tâm phát triển thành phố trong tương lai, nhiều văn phòng môi giới nhà đất mọc lên, giá nhà đất được giới thiệu tăng cao.
Ông Trần Văn Vương (57 tuổi, sống tại xã Vĩnh Ngọc) cho biết những ngày gần đây, trên địa bàn xã, nhiều người dân nói với nhau rất nhiều về việc Hà Nội sẽ quy hoạch sông Hồng, xây dựng nhiều dự án mới tại địa phương. Rất nhiều người tìm tới đây để hỏi mua đất, đa số là các "cò mồi".
"Đất ở trong ngõ hoặc gần sông đã lên đến 30-40 triệu/m2, đất mặt đường còn đắt hơn nhiều. Mấy nhà cạnh nhà tôi bắt đầu rao bán đất khi thấy giá đất tăng 'nóng' như vậy", ông Vương nói.
"Khi mua đất, người mua - người bán cần ra cơ quan xã, chồng tiền rồi làm thủ tục sang tên đổi chủ, chứ cọc trước tiền thời điểm này dễ bị lừa lắm, nhất là có nhiều người vẽ lên miếng đất này đất nọ nhưng lại không có sổ đỏ", ông Vương cảnh báo.
Được biết, trong vòng 5-6 năm trở lại đây, bất động sản tại khu vực huyện Đông Anh đã qua vài lần sốt đất.
Khi dự án cầu Nhật Tân được công bố, giá đất tại nhiều khu vực dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp cũng 'nhảy múa".
Giữa năm 2018, khi Hà Nội công bố quy hoạch siêu dự án 4 tỉ USD ven cầu Nhật Tân, đất Đông Anh lại một lần nữa "dậy sóng".
Sau đó, thông tin về việc Đông Anh sẽ "lên quận" vào năm 2020 bị bác bỏ, giá đất tại khu vực này lại sụt giảm. Ở thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư vay ngân hàng để "ôm đất" đều nhận cái kết đắng...
Theo một lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỉ lệ 1/5.000 là triển khai quy hoạch chung xây dựng thủ đô.
Vì chuyển nhượng đất đai là giao dịch dân sự, lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội khuyến cáo người mua cần tìm hiểu kỹ thông tin, bình tĩnh trước các thông tin "sốt" đất, đặc biệt cần kiểm tra yếu tố pháp lý của thửa đất.
Cũng theo Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội, sau quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 còn các quy hoạch chi tiết, sau khi có quy hoạch chi tiết mới định hình các dự án cụ thể và có kế hoạch sử dụng đất từng khu vực.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có diện tích khoảng 11.000ha, kéo dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở và nằm trên địa giới hành chính 55 phường, xã và 13 quận, huyện của Hà Nội. Dân số tính toán theo quy hoạch khoảng 280.000 - 320.000 người.
-
TTO - Đối mặt tình trạng thiếu hụt nhà ở khiến giá nhà và giá thuê tăng cao, ngày 16-5, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch nhằm cải thiện nguồn cung nhà ở và hỗ trợ người dân khả năng chi trả.
-
TTO - Vài tháng trở lại đây, nhiều địa phương, ngân hàng đưa ra các chính sách siết phân lô bán nền, điều kiện vay vốn… khiến số lượng giao dịch bất động sản giảm dần, cơn sốt đất dịu đi, ‘cò’ vắng bóng.
-
TTO - Mọi công trình xây dựng đều có niên hạn, thời hạn sử dụng, vì thế trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng chung cư (sổ hồng) theo tuổi thọ thiết kế các tòa chung cư.
-
TTO - Giá nhà đất vẫn tăng ngày càng cao và gần như không có xu hướng giảm. Thực tế cho thấy người nộp thuế và cơ quan thuế giống như đang chơi trò trốn tìm trong việc kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản (BĐS).
-
TTO - Ông Lê Đắc Cảnh - phó chánh Thanh tra TP Cần Thơ cho biết, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang rà soát về tính pháp lý của dự án khu đô thị (KĐT) mới thị trấn Thới Lai sau khi đã giao cho CADIF thực hiện.
-
TTO - Dự án Palama gần 20ha với nền 347 nhà phố và 28 biệt thự đã bán hết từ lâu. Nhưng khi chúng tôi đến đây, ở thực địa, điện, hệ thống nước ngầm, tiểu hoa viên… vẫn ngổn ngang.
-
TTO - Theo Tổng cục Thuế, có tình trạng thỏa thuận giá chuyển nhượng bất động sản theo bảng giá đất của UBND tỉnh, thấp hơn hàng chục lần so với giá thực tế, để trốn thuế.
-
TTO - Theo kế hoạch của UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), sẽ có hàng chục căn nhà kiên cố xây dựng trên đất nông nghiệp bị cưỡng chế tháo dỡ. Người mua đất làm nhà mất mát nặng nề, tiền vào tay giới đầu cơ bất động sản.
-
TTO - Dự án trên từng bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận ra quyết định khởi tố để điều tra về hành vi “vi phạm các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” vào ngày 20-12-2021.
-
TTO - Thanh tra TP Cần Thơ xác định sai phạm đất đai tại quận Ninh Kiều đã gây hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận