03/09/2012 15:10 GMT+7

Để dòng kênh đẹp: đừng dừng lại ở kêu gọi suông

BÙI BÍCH LỘC 
BÙI BÍCH LỘC 

TTO - Ngay sau khi Để giữ một dòng kênh đẹp được đăng tải, nhiều bạn đọc đã bày tỏ bức xúc về cách sinh hoạt tùy tiện của một số hành vi vô ý thức, đồng thời hiến kế giữ gìn dòng kênh sạch đẹp.

TTO xin trích đăng một số ý kiến:

Để giữ một dòng kênh đẹpSức sống mới từ một dòng kênhKhánh thành công trình kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

U7Su0HU2.jpgPhóng to
Nhiều bao rác được ném thẳng xuống kênh nổi lềnh bềnh - Ảnh: TTO

Vừa tích cực tuyên truyền, vừa phải phạt thật nghiêm!

Chúng tôi, những người dân sống gần đường Hoàng Sa - Trường Sa - nơi dòng kênh Nhiêu Lộc được cải tạo hết sức cẩn thận, tốn công tốn của, thỏa được ước mơ bao đời của người dân nơi đây và người dân TP.HCM nói chung. Con kênh giờ đã là niềm tự hào của TP chúng ta.

Cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, đồng thời xử phạt nghiêm các vi phạm. Đặc biệt không cho phép hàng quán được hành nghề bên hành lang dòng kênh (cà phê, quán nhỏ, hàng rong...) và kể cả những người đứng bên lan can ăn uống, hút thuốc... tiện tay xả rác xuống kênh.

Hãy chung tay bảo vệ dòng kênh sạch đẹp cho muôn đời con cháu chúng ta!

Xử phạt nặng

Phải xử phạt thật nặng những kẻ cố tình đổ rác. Không hiểu sao có những người không muốn sống sạch mà lại hành vi bẩn như thế. Ý thức của họ còn không hay đã mất, nếu đã mất thì nên dùng cả biện pháp cải tạo ý thức ở những người này, có như thế dòng kênh mới thật sự sống khỏe!

Ba giải pháp

1- Tăng số lượng thùng rác, nhất là những khu vực có chợ, tập trung đông dân cư.

Ý thức là cốt lõi nhất!

Con người không thay đổi được thói quen xấu thì dù kênh Nhiêu Lộc nói riêng và những dòng kênh khác nói chung có thay đổi bao nhiêu "cái áo" vẫn không thể nào "thơm" được!

Khi nào còn người vứt rác thì dòng kênh Nhiêu Lộc vẫn "đen xì" dù 2 bên đường có sáng sủa như thế nào đi nữa.

Mọi người hãy vì một người, một người hãy vì mọi người!

2- Ra một luật bảo vệ nguồn nước sạch. Căn cứ vào luật đó, mỗi địa phương sẽ thành lập một nhóm tình nguyện viên môi trường (có chức năng tương đương cảnh sát giao thông), thường xuyên quan sát và nhắc nhở mọi người. Nếu ai vi phạm nên dùng biện pháp cưỡng chế hành chính. Giai đoạn đầu có thể rất khó khăn, nhưng "mưa dầm thấm lâu", mình tin sẽ thay đổi được thói quen vứt rác không đúng chỗ!

3- Tổ chức những cuộc thi chụp ảnh, vẽ tranh... về nạn ô nhiễm môi trường. Khuyến khích đối tượng tham gia là nhi đồng, thanh thiếu niên, sinh viên. Sau đó phổ biến các tác phẩm đoạt giải vào lòng xã hội (giới thiệu trên tivi, đài phát thanh, dán những bản sao tác phẩm cùng với vài dòng chữ: "Bạn đang bóp chết tương lai con em mình!" gần nơi người ta "tích cực" vứt rác để trước khi vứt họ phải giật mình và nhiều lần giật mình sẽ có tác dụng.

Phạt cá nhân xả rác xuống lòng kênh

Mặc dù Hai Lúa tôi sống dưới quê. Nhưng theo Hai Lúa tôi thì tại sao trong công tác giao thông ta xử phạt rất nhiều cá nhân vi phạm giao thông trong khi ngay tại thành phố, đặc biệt là kênh Nhiêu Lộc ta lại không áp dụng hình thức xử phạt thật nặng đối với những cá nhân cố tình xả rác xuống lòng kênh vừa được cứu sống.

Số tiền phạt đó ta sẽ dùng vào mục đích trả lương thêm cho các công nhân đã tích cực giữ gìn dòng kênh mà quên đi sức khỏe của riêng mình, cũng như thuê thiết bị để cải tạo con kênh ngày càng tươi đẹp.

Cần biện pháp mạnh

Thiết nghĩ tuyên truyền là 1 chuyện nhưng chính quyền cũng nên có biện pháp mạnh đối với các trường hợp bất chấp quy định của Nhà nước như thế. Xả rác xuống kênh Nhiêu Lộc, một con kênh như "dòng chảy của thành phố", TP cũng đã tốn không ít chi phí để cải tạo và người dân TP cũng luôn mong dòng kênh không còn là hình ảnh xấu của TP.

Vậy tại sao lại có nhiều người chỉ vì thiếu ý thức mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của người khác như vậy?

Bên cạnh đó, chính quyền cũng nên có các biện pháp giúp việc xử lý rác của người dân xung quanh kênh được thuận lợi hơn, đừng để có người nói "xả rác xuống kênh nhanh hơn nhiều so với việc đổ đúng nơi quy định" là coi như chúng ta thành công hơn 1 nửa. Chẳng hạn như lấy ý kiến người dân để xem phải làm thế nào. Đặt thùng rác xung quanh khu dân cư, điểm tập kết rác được công nhân lấy rác đúng giờ và thường xuyên hơn...

Tôi nghĩ đơn giản có lẽ là do thói quen mà thôi, nên cứ kiên nhẫn để hình thành cho người dân 1 thói quen khác và quên đi thói quen cũ. Chính quyền tuyên truyền, các phường hội tuyên truyền, người dân chúng ta cũng nên tuyên truyền lẫn nhau. Hi vọng sớm nhìn thấy hình ảnh một dòng kênh xanh sạch chảy trong TP chúng ta.

Để giữ dòng kênh đẹp

Muốn dòng kênh Nhiêu Lộc sạch - đẹp thì yêu cầu từng người phải ý thức, hành động sạch - đẹp gấp 2 lần. Trước tiên là nhắc nhở, sau một thời gian 1-3 tháng phải dùng biện pháp xử phạt để răn đe, có như vậy dòng kênh mới là nơi lý tưởng của mọi người mỗi lần đi qua.

Phạt nặng hành vi vứt rác xuống kênh

Dòng kênh gần chục năm, tốn biết bao nhiêu tiền của, sức người mới được cải tạo sạch đẹp như ngày hôm nay mà vẫn còn vô số người quá kém về ý thức vứt rác xuống dòng kênh, những thành phần này cần phải phạt thật nặng khi có hành vi vứt rác bừa bãi. Thật xót xa cho con kênh, tôi kiến nghị bằng cách nào đó các cơ quan chức năng cứ phạt thẳng tay không nhân nhượng, không xí xóa để họ chừa...

Xử phạt thật nặng

Phải xử phạt thật nặng hành vi trên, xử phạt hành chính, bắt đi lao động công ích, đưa về địa phương quản lý, lên án trước tổ dân phố, thành lập chốt bảo vệ dân phố để giám sát, tại sao đầu tư được hàng trăm triệu USD để làm sạch kênh mà không lắp đặt thêm được hệ thống camera để giám sát hành vi xả rác bừa bãi. Hãy ý thức từ những việc nhỏ nhất để môi trường xanh sạch đẹp.

mWsIQ3an.jpgPhóng to
Mời bạn vào tải ứng dụng chính thức của Tuổi Trẻ dành cho smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android đã có trên Google Play. Ứng dụng Tuổi Trẻ cũng đã có mặt trên Samsung Apps dành cho smartphone và tablet
Phải kết hợp 3 biện pháp

Mỗi ngày đi dọc con kênh này, tôi lại mơ về viễn cảnh: dòng nước trong vắt, lững lờ; hai bờ xanh, sạch, lãng mạn, mang hơi thở bình an và trở thành một biểu tượng đáng tự hào của thành phố mang tên Bác... Cảm ơn bài báo đã nêu đúng nỗi lo của người dân!

Theo tôi, cần kết hợp 3 biện pháp: 1. Tổ chức tốt hoạt động thu gom, xử lý rác thải ở các địa bàn ven kênh; 2. Khẳng định ý nghĩa lịch sử, văn hóa và môi trường của dòng kênh và tuyên truyền sâu rộng, tích cực trong toàn dân; 3. Phạt thật nặng và nêu tên trên phương tiện truyền thông đối với những hành vi thiếu ý thức, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Muốn giữ gìn

Để giữ gìn vệ sinh con kênh này, không chỉ tuyên truyền mà chính quyền thành phố cần xử phạt nặng những người ném rác xuống kênh, bắt dọn rác dưới kênh 3 ngày.

Không nên tuyên truyền suông, chắc chắn không hiệu quả.

Phạt nguội

Tôi nghĩ chính quyền nên cắt cử một vài TNXP mặc thường phục hằng ngày vào một số giờ ngẫu nhiên đi quay phim những người vứt rác xuống kênh để làm bằng chứng phạt nguội. Sau đó sẽ gửi lại cho chính quyền địa phương tìm hiểu và nhắc nhở tận nhà lần thứ 1, nếu lần sau còn tái phạm thì sẽ xử phạt hành chính và khiển trách trước tổ dân phố. Nếu còn lần thứ 3 sẽ phạt nặng hơn.

Có như vậy chừng 1 năm người vô ý thức sẽ giảm bớt và không còn tình trạng này tái diễn. Nhiều người vô ý thức có cái tôi còn cao hơn luật pháp, Mặc dù có lệnh cấm xả rác nơi công cộng, mặc cho chính quyền ra sức tuyên truyền họ vẫn mãi như vậy nếu không có các biện pháp chế tài mạnh tay.

BÙI BÍCH LỘC 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên