23/10/2019 09:41 GMT+7

Để TP.HCM thành trung tâm tài chính: Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng

T.V.NGHI
T.V.NGHI

TTO - Ông Francois Painchaud, trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại VN, chia sẻ đề nghị như trên trước chủ đề TP.HCM tính toán trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Để TP.HCM thành trung tâm tài chính: Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng - Ảnh 1.

Hệ thống ngân hàng lành mạnh có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển thị trường tài chính

Ông cho rằng phát triển thị trường tài chính VN là một trong những khung "hạ tầng" quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu cốt lõi cho chiến lược xây dựng, hình thành các trung tâm tài chính.

Thực tế cho thấy vốn hóa thị trường của các công ty trong nước niêm yết và thị trường trái phiếu của VN đã tăng đáng kể, nhưng một trong những vấn đề rất được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là một số quy định hiện hành, chẳng hạn quy định về quyền sở hữu, vẫn đang gây ra nhiều luận điểm trái chiều.

Ông Francois Painchaud lưu ý trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu năm 2018 mà Diễn đàn Kinh tế thế giới đưa ra, quyền sở hữu tại VN được ghi nhận đứng thứ 100/125 nền kinh tế, trong khi ở chỉ số "quản trị doanh nghiệp" VN xếp 100, còn chỉ số "tăng cường các tiêu chuẩn kiểm toán & kế toán" đứng thứ 125.

Hệ thống ngân hàng lành mạnh có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển thị trường tài chính, trong đó nguồn thanh khoản giữ vai trò chủ thể lớn trên cả thị trường trái phiếu và thị trường vốn cổ phần.

Do vậy, ngoài việc các ngân hàng cần triển khai chuẩn Basel II, đảm bảo vốn thích hợp, tăng hạn mức sở hữu nước ngoài, tăng cường giám sát dựa trên rủi ro, mở rộng áp dụng chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, ông Francois Painchaud đề nghị hiện đại hóa khung chính sách tiền tệ cũng cần được lưu ý.

Trong đó, ổn định lãi suất liên ngân hàng bằng một tiện ích tiền gửi có mất phí là một cơ chế cần nghiên cứu, cẩn thận loại bỏ các mục tiêu tăng trưởng tín dụng và sử dụng tỉ giá liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động chính cho chính sách tiền tệ là điều cần thực hiện.

"Chính phủ cần lưu tâm và cải thiện quản lý nợ công, dù điều này đã cải thiện đáng kể song vẫn cần linh hoạt hơn" - ông Francois Painchaud nói.

Tuổi Trẻ mở diễn đàn hiến kế xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính

TP.HCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế không chỉ là mục tiêu của các nhà lãnh đạo, quản lý mà còn là khát vọng của các doanh nhân, trí thức và người dân sống tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Làm sao để đạt được khát vọng đó? Những thách thức nào phải đối mặt? Các giải pháp nào để triển khai? Bắt đầu từ đâu? Và cần những chính sách gì để thúc đẩy sớm đạt mục tiêu này?

Để tạo cầu nối ghi nhận các ý kiến đóng góp, sáng kiến của người dân, giải pháp và phản biện của các chuyên gia trong và ngoài nước, báo Tuổi Trẻ tổ chức diễn đàn sáng kiến hiến kế xây dựng thành phố với chủ đề "Làm thế nào để TP.HCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực".

Kính mời bạn đọc tham gia diễn đàn bằng cách gửi ý kiến đóng góp, hiến kế về địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM hoặc gửi qua địa chỉ email: kinhte@tuoitre.com.vn hay tto@tuoitre.com.vn.

TP.HCM thành trung tâm tài chính: Không nhất thiết TP.HCM thành trung tâm tài chính: Không nhất thiết 'giống' London hay New York

TTO - Nhiều chuyên gia cho rằng TP.HCM không đủ điều kiện và cũng không nhất thiết phải trở thành các trung tâm tài chính đã tồn tại trên thế giới như Thụy Sĩ, London, Tokyo, New York, Seoul… mà hướng tới mô hình tương lai, với hướng đi riêng.

T.V.NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên