31/05/2020 09:56 GMT+7

Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Chuyện ban quản lý công viên Thống Nhất (Hà Nội) tô màu lòe loẹt cho những bức tượng trắng có hơn 60 năm tuổi ở đây không phải lần đầu xảy ra đối với các tác phẩm nghệ thuật công cộng.

Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 1.

Tượng ở công viên Thống Nhất (Hà Nội) được tô màu xanh đỏ khiến dư luận phản ứng - Ảnh: THU HƯƠNG

Nhiều người cứ nghĩ hội đồng chuyên môn là cái gì đó to tát, tốn kém lắm, nhưng thực tế thì không phải vậy. Chỉ cần trước khi thực hiện, họ nhấc máy gọi điện thoại để chúng tôi tư vấn thì có thể mọi chuyện đã khác. Thế nhưng, hiếm khi một cuộc điện thoại như thế xảy ra...

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn

Nhưng nó lại là lời nhắc nhở nghiêm túc về chuyện tham vấn các ý kiến chuyên gia về những điều thuộc về mỹ quan cộng đồng.

Cần nói cho ngay rằng, dù 17 bức tượng trên đã được ban quản lý trả lại màu trắng vốn có, không điều gì có thể đảm bảo những trường hợp tương tự ngưng xảy ra ở bất cứ không gian chung nào.

Cách đây hai năm, loạt tượng khỏa thân ở khu du lịch Hòn Dáu (Hải Phòng) đã khiến dư luận bức xúc trong thời gian dài. Ban quản lý nghĩ đến chuyện "chữa cháy" bằng cách... mặc quần cho tượng để bớt phản cảm nhưng lại càng làm công chúng cười cợt, càng dập càng ra lửa là vậy.

Hay ngược lại xa hơn, vào năm 2017, những cột điện thình lình "nở hoa" ở quận 11 (TP.HCM) cũng khiến người dân và giới nghệ sĩ ngán ngẩm, bởi chính quyền địa phương vô tư đến mức không hiểu được sự sáng sủa cần thiết của một công trình giao thông.

Những câu chuyện này đều có nguyên nhân chung là người làm công tác quản lý đều không phân biệt rõ đâu là làm đẹp mỹ quan và đâu là ngược lại.

Thế nhưng, không nhất thiết nhà quản lý nào cũng cần phải có óc thẩm mỹ tựa các nghệ sĩ để điều phối không gian công cộng. Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, khi chạm đến những vấn đề hoặc mang tính lịch sử hoặc mang yếu tố văn hóa (cả hai đều thuộc yếu tố xã hội, công cộng), các nhà quản lý nên tham khảo ý kiến của hội đồng chuyên môn.

Trong trường hợp các bức tượng ở công viên Thống Nhất, không nhất thiết thay đổi những bức tượng đã gắn liền với kỷ niệm của người dân.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng nhắc lại công trình quả địa cầu khổng lồ với bản đồ Việt Nam được sơn đỏ chót và một con chim bồ câu trắng đậu bên trên được đặt ở đền Ngọc Sơn nhân đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010.

Sau khi Hội Mỹ thuật Việt Nam góp ý trong nhiều năm ròng rã, công trình thiếu thẩm mỹ này mới bị thành phố dỡ bỏ. Không chỉ số nào có thể cân đếm hệ quả của những công trình như vậy đối với nhận thức thẩm mỹ của người dân, cũng chẳng ai thiệt hại ngay tức thì khi vô tình ngắm chúng, duy chỉ có con đường đến "cái đẹp" là gian truân và gập ghềnh hơn bởi những thứ không đáng có.

Cũng phải nhận thức rằng mỹ quan thành phố cần được phân chia thành nhiều cấp độ đi kèm. Với một dự án quy mô lớn, thành lập hội đồng chuyên môn nghệ thuật từ vài chục đến cả trăm người ở các lĩnh vực hội họa, kiến trúc, cây cảnh... để đồng bộ không gian là chuyện tất yếu.

Nhưng với các công trình nhỏ, tu sửa định kỳ như 17 bức tượng ở công viên Thống Nhất, cơ quan quản lý có thể ứng xử linh động, tìm đến các hội nghề nghiệp để nghe ý kiến. Thực tế cho thấy công chúng luôn có ý thức và sự gắn bó sâu sắc về cảnh quan xung quanh, một chuyển dịch nhỏ nếu không hợp lý cũng có thể khiến họ thấy nơi sinh sống bị xâm hại.

Vậy nên, sẽ thật trớ trêu khi các hội nghề nghiệp thì nhiều nhưng những chuyện mặc quần hay tô màu cho tượng cứ nối nhau xảy ra, để rồi đằng sau mỗi sự vụ như vậy công chúng lại hỏi "Giới chuyên môn ở đâu?". Giới chuyên môn vẫn ở đó, chỉ là không ai hỏi đến mà thôi.

Chùm ảnh các bức tượng ở công viên Thống Nhất (Hà Nội) khi bị tô màu và khi tượng được sơn lại màu trắng - Ảnh: THU HƯƠNG

Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 3.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 4.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 5.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 6.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 7.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 8.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 9.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 10.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 11.
Tượng 12 con giáp mình người ở Hòn Dáu có phản cảm? Tượng 12 con giáp mình người ở Hòn Dáu có phản cảm?

TTO - Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh tượng 12 con giáp đặt tại khu du lịch quốc tế Hòn Dấu (còn gọi là Hòn Dáu - Đồ Sơn, TP Hải Phòng) với nhiều ý kiến cho rằng những bức tượng này là phản cảm.

MAI THỤY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên