08/01/2024 18:38 GMT+7

Đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia

Từ thực tế nhiều nước đã thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, thứ trưởng Bộ Tài chính đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia.

Càng tăng diện tích rừng và bảo vệ rừng thì càng làm tăng tín chỉ carbon. Trong ảnh: rừng bằng lăng Đà Cộ, Nam Cát Tiên, Đồng Nai - Ảnh: TĂNG A PẨU

Càng tăng diện tích rừng và bảo vệ rừng thì càng làm tăng tín chỉ carbon. Trong ảnh: rừng bằng lăng Đà Cộ, Nam Cát Tiên, Đồng Nai - Ảnh: TĂNG A PẨU

Ngày 8-1, tại cuộc họp "Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Bên cạnh đó phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu. Đồng thời góp phần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết thêm, hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam có hai loại gồm hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường tín chỉ carbon trong nước.

Từ thực tế nhiều nước đã thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, thứ trưởng Bộ Tài chính đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia. Hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chủ trì cuộc họp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (net zero) trên thực tế, bằng các công cụ kinh tế để quản lý phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp.

"Mục tiêu là tạo ra thị trường tín chỉ carbon công khai, minh bạch, trên cơ sở xác định tổng lượng phát thải, phân bổ hạn ngạch phát thải cho các địa phương, lĩnh vực. Sử dụng các công cụ kinh tế để thay đổi nhận thức, hành vi trong phát thải khí nhà kính...", Phó thủ tướng nói.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết một số điểm mấu chốt trong hình thành thị trường tín chỉ carbon là: quản lý hoạt động hình thành/tạo tín chỉ carbon, xây dựng kế hoạch giảm phát thải theo từng lĩnh vực và cơ chế trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế…
Tín chỉ carbon là chuyện tiền tươi, thóc thậtTín chỉ carbon là chuyện tiền tươi, thóc thật

Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các nước tạo tín chỉ carbon và đã thu được 1.200 tỉ đồng nhờ bán tín chỉ này. Theo lộ trình, đến năm 2025 nước ta sẽ thành lập sàn giao dịch carbon.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên