09/08/2019 17:20 GMT+7

Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp hối hả tuyển giám đốc

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Các tập đoàn bất động sản có nhu cầu tuyển dụng các vị trí chủ chốt, hoặc các vị trí thay thế mới do ứng viên hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu.

Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp hối hả tuyển giám đốc - Ảnh 1.

Sự cạnh tranh về giá nhân công trong khu vực đang mỗi lúc một trở nên gay gắt - Ảnh: Eco-business

Khảo sát ghi nhận từ nhu cầu tuyển dụng trong sáu tháng gần đây cho thấy sự lên ngôi của bất động sản công nghiệp (đất có quy mô lớn được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, văn phòng…). Đó là do nguồn vốn FDI đổ vào xây dựng nhà máy, chưa kể hàng loạt công ty mở rộng văn phòng, tác động tới nhu cầu cho thuê bất động sản.

Các doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào bất động sản thương mại cũng phần nào kích thích sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc này. Trong quý 2-2019, các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM không còn là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư bất động sản, thay vào đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thị trường mới như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Thuận, Vũng Tàu…

Các tập đoàn có nhu cầu tuyển dụng các vị trí chủ chốt hoặc các vị trí thay thế mới do ứng viên hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu. Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, đại diện Navigos Search (công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao, thuộc Tập đoàn Navigos Group) cho biết những vị trí này là tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc vùng, giám đốc tài chính…

Dự đoán trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực này tiếp tục ổn định, những tập đoàn có ý định mở rộng sẽ tuyển các vị trí cấp cao chủ chốt.

Ngành hóa chất phụ trợ cho sản xuất tăng mạnh về tuyển dụng do tác động của nhu cầu phát triển nhà máy. Việc này phần lớn bắt nguồn từ làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam sáu tháng trở lại đây và từ đầu tư FDI vào ngành công nghiệp sản xuất. So với quý trước, nhu cầu tuyển dụng của mảng này đã tăng hơn gấp 3 lần.

Làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại vào quý này do cạnh tranh chi phí nhân công và đàm phán thương mại của Mỹ - Trung liên tục biến động.

Đối với ngành dệt may, da giày, các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu của Trung Quốc đang chuyển hướng dịch chuyển các đơn hàng sản xuất từ Việt Nam sang các nước khác như Malaysia, Bangladesh, Indonesia… do chi phí sản xuất cạnh tranh hơn (bao gồm giá nhân công rẻ hơn Việt Nam). Theo đó, doanh số bền vững từ Việt Nam mang lại cho các doanh nghiệp này được đánh giá chỉ vẫn ở dạng "tiềm năng".

Các hiệp định thương mại được thông qua có liên quan đến việc mở ra nhiều tiềm năng đầu tư vào dịch vụ chuyên môn (hậu mãi, quảng cáo, tư vấn nhân sự, dịch vụ sức khỏe…) của các doanh nghiệp.

Các công ty đang trong quá trình thăm dò mở công ty và có nhu cầu tìm hiểu tuyển dụng tăng cao đột biến, lên đến 50% so với các tháng trước đây. Đại diện Navigos Search cho biết các công ty này bao gồm cả doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài đầu tư vào mảng dịch vụ chuyên nghiệp.

"Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước chiếm nhiều hơn (các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đến từ Trung Quốc, Nhật, Hàn), và nhu cầu mở công ty của họ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM" , đại diện Navigos Search nói.

Nhượng quyền ngành bán lẻ Nhượng quyền ngành bán lẻ 'khát' nhân sự ở Việt Nam

TTO - Các kỹ năng liên quan đến tiếp thị số (digital marketing) và thương mại điện tử (e-commerce) là ưu thế hàng đầu ở ứng viên.

CÔNG NHẬT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên