20/12/2019 21:44 GMT+7

Doanh nghiệp cần gì để tránh rủi ro pháp lý?

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào TP.HCM hiện nay quan rất lớn đến vấn đề rủi ro pháp lý. Trước băn khoăn rất thời sự này của các doanh nghiệp, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn (Trường Fulbright) đã 'mách nước' để phòng tránh rủi ro này.

Doanh nghiệp cần gì để tránh rủi ro pháp lý? - Ảnh 1.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ với các doanh nghiệp tại hội thảo do Hội Doanh nghiệp quận 3 (TP.HCM) tổ chức - Ảnh: NGỌC HIỂN

Tại hội thảo Bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 - Bước đi cho doanh nghiệp Việt diễn ra tại TP.HCM tối 20-12, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng rất nhiều chính sách ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay rất mù mờ.

Theo ông Tuấn, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, hành lang pháp lý còn nhiều thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Thời gian qua, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến rủi ro pháp lý khi đầu tư tại Việt Nam, bởi rủi ro đã tăng lên, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Ông Tuấn cho hay có rất nhiều dự án đã thực hiện, nhưng hiện nay lại dính đến quy hoạch chưa rõ ràng, các chính sách đất đai, chính sách tài chính liên quan đến đất đai có thay đổi, dẫn đến vấn đề "hồi tố hay không hồi tố". Bên cạnh đó, các luật còn chồng chéo, mâu thuẫn… đẩy các doanh nghiệp vào tình thế rủi ro.

"Ví dụ như quy định về chủ đầu tư hay nhà đầu tư, chỉ cần thay từ "chủ" thành "nhà" là đã chuyển sang một trạng thái khác, có thể từ đúng thành sai, sai thành đúng, nên rất khó cho doanh nghiệp", ông Tuấn nói.

Một thực tế khác cũng được ông Tuấn đề cập đó là câu chuyện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Theo ông Tuấn, dù chưa biết kết quả thanh tra như thế nào, hễ có thanh tra là tài sản của doanh nghiệp "bốc hơi", nhà đầu tư tháo chạy. 

Do đó, ông Tuấn cho rằng đã đến lúc cần phải áp dụng kinh tế thị trường một cách linh hoạt, xây dựng cơ chế quyền tài sản của doanh nghiệp. Nếu cơ quan nhà nước sai, cần phải bồi thường cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những quyết định hành chính đó.

Để hạn chế những rủi ro pháp lý, vị giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam nhấn mạnh các doanh nghiệp cần phải có đội ngũ tư vấn pháp lý để rà soát pháp lý các hợp đồng, các dự án một cách chặt chẽ. 

Theo ông Tuấn, nếu không đủ tiềm lực tài chính để xây dựng đội ngũ pháp chế cho riêng công ty, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các công ty luật uy tín để rà soát pháp lý với những dự án đã triển khai và lường trước rủi ro với những dự án mới.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên đầu tư, hướng đến các giá trị thực (nền kinh tế thực) một cách bền vững thay vì tìm kiếm cơ hội từ những chính sách đầy rủi ro và biến động.

Thị trường căn hộ condotel: Đầy rủi ro tiềm ẩn Thị trường căn hộ condotel: Đầy rủi ro tiềm ẩn

TTO - Khách hàng đầu tư dự án căn hộ khách sạn (condotel) tại Cocobay Đà Nẵng đang 'ngồi trên lửa' khi chủ đầu không thể thực hiện cam kết chi trả lợi nhuận cho khách hàng. Kèm 'cú sốc' này là những mối lo về rủi ro pháp lý...

NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên