17/04/2023 19:46 GMT+7

Doanh nghiệp lạc quan chờ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước xem xét giải quyết vấn đề cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Doanh nghiệp lạc quan chờ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cho biết nếu có thông tư cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ giúp doanh nghiệp "thở phào" trước nỗi lo nhảy nhóm nợ - Ảnh: NGỌC HIỂN

Liên tiếp chỉ đạo xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.

Đáng chú ý, Phó thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng, góp phần phát triển hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trước ngày 25-4-2023.

Trong khi đó, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét giải quyết theo thẩm quyền kiến nghị của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM… về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc hiện tại về pháp lý cho các dự án bất động sản…

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, sau chỉ đạo này của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước cũng có giấy mời số 101 mời các đơn vị đến dự buổi làm việc vào ngày 17-4 để góp ý dự thảo thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp "thở phào" nếu có thông tư gia hạn trả nợ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 17-4, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cho biết nếu có thông tư cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ giúp doanh nghiệp "thở phào" trước nỗi lo nhảy nhóm nợ trước mắt. 

Theo các doanh nghiệp ngành xây dựng, thời gian qua do quá khó khăn về dòng tiền, các nhà thầu chấp nhận lỗ vẫn phải nhận thầu để có tiền trả ngân hàng, tránh trường hợp rơi vào danh sách nợ xấu.

Tương tự, ông Phạm Văn Việt - tổng giám đốc Việt Thắng Jeans, phó chủ tịch Hội Dệt may - thêu đan TP.HCM - cho biết hiện những khoản nợ cũ đã đến hạn hoặc chuẩn bị đáo hạn đang là một áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp dệt may. Do đó, nếu không có các chính sách tái cấu trúc, giữ nguyên nhóm nợ thì nguy cơ doanh nghiệp chuyển sang nợ xấu rất cao.

Ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - cho biết Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành dự thảo thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Theo ông Châu, thông tư này được các tổ chức tín dụng và tất cả khách hàng của các tổ chức tín dụng bao gồm cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người mua nhà mong ngóng.

Tuy vậy, ông Châu cho rằng do yêu cầu cấp bách, cần xây dựng và ban hành thông tư này theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Thời gian qua, Tuổi Trẻ Online đã liên tiếp đăng tải đề xuất của nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều kiến nghị giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp khó khăn.

Phải giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệpPhải giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Không chỉ xuất khẩu gặp khó mà nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng giảm mạnh khiến hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn, thiếu đơn hàng nên phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa, hàng ngàn lao động mất việc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên