10/12/2013 17:57 GMT+7

Doanh nghiệp Nhà nước được bán nợ xấu

L.THANH
L.THANH

TTO - Chính phủ vừa ban hành nghị định 206 về quản lý nợ do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thay thế cho nghị định 69 năm 2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp Nhà nước.

Fj4Dkz6U.jpgPhóng to
Theo các chuyên gia, chỉ khi nào giải quyết dứt điểm nợ xấu tại các ngân hàng, nguồn vốn cho vay mới được khơi thông - Ảnh: Thanh Đạm

Theo đó, từ ngày 1-2-2014, doanh nghiệp Nhà nước được quyền bán nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được trên nguyên tắc đã trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho khách nợ.

Giá bán khoản nợ do các bên tự thỏa thuận. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn hoặc mất khả năng thanh toán, phải phá sản, giải thể thì hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc và những người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo pháp luật.

Mặt khác, nghị định cũng quy định doanh nghiệp phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không quá 3 lần. Khi có nhu cầu huy động vốn vượt quy định để đầu tư cho các dự án quan trọng, doanh nghiệp phải xây dựng phương án cụ thể, xác định rõ kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền trả nợ và báo cáo chủ sở hữu xem xét quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và hiệu quả.

Đặc biệt, để đảm bảo khả năng trả nợ, nghị định cũng nêu rõ doanh nghiệp chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi... sau khi thanh toán đủ khoản nợ.

L.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên