Thứ 5, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Dự án đề nghị tăng số nhà sẽ bán từ 2.500 căn lên đến 22.000 căn, Sở nói gì?
TTO - Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Nam Hội An vừa có văn bản xin tỉnh Quảng Nam cho điều chỉnh số nhà ở để bán và cho thuê từ 2.500 căn lên 22.000 căn, việc điều chỉnh này là lớn hơn nhiều so với nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh này.

Văn bản xin điều chỉnh của khu đô thị nghỉ dưỡng Nam Hội An - Ảnh: L.T
Ngày 30-12, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - cho biết vừa có công văn báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam một số nội dung liên quan đến đề nghị điều chỉnh dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.
Theo đó, khu đô thị nghỉ dưỡng Nam Hội An có diện tích 985,3 ha (nằm trên địa phận của xã Duy Hải, Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên và Bình Dương, huyện Thăng Bình) với tổng mức đầu tư 4 tỉ USD, một trong những dự án có vốn đầu tư lớn nhất tỉnh Quảng Nam.
Ngày 23-11 vừa qua, Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An có hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam đổi tên dự án thành khu phức hợp đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Nam Hội An và tăng số lượng nhà ở, cho thuê lên 22.000 căn so với 2.500 căn như ban đầu.
Bên cạnh đó, điều chỉnh quy mô dự án từ 7 giai đoạn xuống còn 5 giai đoạn, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thực hiện dự án.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, việc điều chỉnh tên dự án là có thể xem xét. Tuy nhiên, việc điều chỉnh mục tiêu dự án, cụ thể đối với đầu tư các công trình nhà ở để bán và cho thuê với số lượng dự kiến 22.000 căn nhà ở, số lượng nhà ở nhưng vậy là không thể được vì có nguy cơ phá vỡ quy hoạch phát triển nhà ở của tỉnh Quảng Nam.
Cụ thể, theo kế hoạch phát triển nhà ở tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phát triển khoảng 42.810 căn nhà ở thương mại (bao gồm diện tích dự phòng phát triển). Nhưng dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An đề xuất được triển khai lên đến 22.000 căn là quá lớn so với nhu cầu của địa phương.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án chưa làm rõ sự phù hợp của dự án với kế hoạch, chỉ tiêu,số lượng, tổng diện tích phát triển nhà ở của tỉnh,
Ngoài ra, đây là dự án có quy mô dân số lớn (khoảng 60.000 người) tương đương tiêu chí dân số của đô thị loại IV, tuy nhiên, hồ sơ dự án chưa thể hiện rõ giải pháp đảm bảo khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án.
Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này đề nghị UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét không thống nhất đề nghị của nhà đầu tư về điều chỉnh số lượng công trình nhà ở thành 22.000 căn. Đồng thời, xem xét theo hướng dự án phát triển căn hộ du lịch, biệt thự du lịch với các hoạt động thương mại - dịch vụ để phát triển khu vực này.
-
TTO - Liên quan nhà ở xây dựng sai phép tại số 84 đường Láng, sáng 25-5 lực lượng chức năng liên ngành quận Đống Đa (Hà Nội) tổ chức phá dỡ ngôi nhà này.
-
TTO - Nhiều ngân hàng tuyên bố siết tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng... khiến nhiều dự án bất động sản đối diện với nguy cơ đình trệ.
-
Danh mục trong tương lai của tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới bao gồm Grand Marina, Saigon - dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên của Marriott tại Việt Nam nhưng quy mô lớn nhất thế giới.
-
TTO - Bộ Giao thông vận tải chấp thuận Tập đoàn Vingroup và Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.
-
TTO - Với hơn 3ha đất nhà nước giao xây dựng nhà máy trong cụm công nghiệp, 11 năm sau dự án vẫn chỉ là ‘bãi tha ma’, đất bị doanh nghiệp mang đi thế chấp, tạo món nợ khổng lồ hơn 2,5 triệu USD.
-
TTO - Sáng 24-5, TAND TP Đà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bồi thường hợp đồng liên quan khu đất vàng ven biển Đà Nẵng (trị giá gần 1.810 tỉ đồng) với phần hỏi tại tòa.
-
TTO - Người dân bị thu hồi đất với giá bồi thường 300.000 - 800.000 đồng/m2, sau đó doanh nghiệp phân lô bán nền giá 4,5 - 7 triệu đồng/m2. Suốt 4 năm qua, người dân bị thu hồi đất vẫn chưa được tái định cư.
-
TTO - Cụm công nghiệp Quảng Tâm có diện tích 35ha (huyện Tuy Đức) được UBND tỉnh Đắk Nông giao đất vào cuối năm 2009 và bị lấn chiếm cho đến nay. Suốt 12 năm qua, chính quyền các cấp tỉnh này lúng túng xử lý không xong.
-
TTO - Việc gom đất, thổi giá "đón đầu" hai dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa và Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) khiến chính quyền các địa phương vất vả ngăn chặn.
-
TTO - Hơn 100 dự án bất động sản với nhiều kiểu vướng mắc được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng hợp kiến nghị, gửi đến UBND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền từ tháng 3 đến tháng 5-2022.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận