Thứ 5, ngày 11 tháng 8 năm 2022
Dự án nhà vẫn là bãi đất trống sau 3 năm huy động vốn, dân làm đơn khiếu nại
TTO - Mặc dù đã nhận tiền của nhiều khách hàng thông qua hợp đồng 'hợp tác đầu tư' nhưng chủ đầu tư dự án khu nhà ở chậm triển khai, không bàn giao nền đất khiến nhiều người phản ứng.

Băng rôn được người dân treo tại dự án sáng 17-9 - Ảnh: B.SƠN
Ngày 17-9, công an và cơ quan chức năng thuộc UBND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã có mặt để đảm bảo an ninh trật tự và ghi nhận ý kiến những người treo băng rôn tại dự án Khu nhà ở Suối Giữa, thuộc phường Tương Bình Hiệp.
Sau khi được lực lượng chức năng giải thích, người dân đã tự nguyện tháo băng rôn và làm đơn khiếu nại, cầu cứu gửi tới cơ quan chức năng để được giải quyết theo quy định pháp luật.
Dự án Khu nhà ở Suối Giữa (có tên gọi cũ là Khu nhà ở Tương Bình Hiệp) rộng hơn 30ha, có vị trí khá đẹp khi có mặt tiền là quốc lộ 13, liền kề với dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương 1.500 giường. Dự án này do Công ty cổ phần đầu tư thương mại Á Châu, trụ sở chính tại Q.1, TP.HCM làm chủ đầu tư.

Chủ đầu tư đã nhận tiền của nhiều người dân suốt nhiều năm nhưng hiện trạng dự án vẫn còn là bãi đất trống - Ảnh: BÁ SƠN
Theo đơn "kêu cứu" của người dân, Công ty Á Châu và các đơn vị phân phối đã huy động tiền của nhiều khách hàng thông qua các "hợp đồng giữ chỗ và hợp tác đầu tư". Đã có rất nhiều khách hàng nộp tiền cho công ty từ các năm 2017, 2018... tới nay, với số tiền mỗi khách hàng lên tới hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, sau nhiều năm chưa thấy chủ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và bàn giao nền đất theo hợp đồng, các khách hàng đã treo băng rôn và gửi đơn cầu cứu.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, nhiều khách hàng không chỉ ký hợp đồng giữ chỗ và hợp tác trực tiếp với chủ đầu tư mà còn nhận chuyển nhượng lại hợp đồng từ các khách hàng trước đó. Vì vậy, ngoài giá trị góp vốn được chủ đầu tư ghi nhận trên hợp đồng, các khách hàng mua sau còn phải trả riêng cho khách hàng đứng tên trước đó một số tiền chênh lệch khá lớn.
Ông N.H.L. (ngụ phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một) cho biết ký hợp đồng giữ chỗ và góp vốn một nền đất 100m2 thuộc dự án từ tháng 4-2018, đã đóng cho chủ đầu tư số tiền 210 triệu đồng (tương đương 30% giá trị nền đất). Tuy nhiên, số tiền thực tế mà ông L. đã bỏ ra cho nền đất này là hơn 900 triệu đồng do còn phải trả thêm tiền chênh lệch cho khách hàng trước đó.
Tương tự, ông T.T.T. ký hợp đồng giữ chỗ một nền đất hơn 70m2 với chủ đầu tư và cũng phải trả số tiền chênh lệch cho khách hàng trước đó nhưng tới nay vẫn chưa nhận được nền đất.
Theo ghi nhận tại thực địa, mặc dù tới nay dự án khu nhà ở Suối Giữa đã giải phóng được mặt bằng khá nhiều (28 ha trên tổng diện tích theo quy hoạch là 30,6ha) nhưng dự án vẫn còn là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, chưa được đầu tư hạ tầng đường, điện... theo quy định.

Người dân tập hợp viết đơn cầu cứu - Ảnh: B.SƠN
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết dự án Khu nhà ở Suối Giữa chưa hoàn thiện hạ tầng nên chưa có văn bản chấp thuận cho mở bán của cơ quan chức năng. Hiện nay chủ đầu tư có xin điều chỉnh quy hoạch của dự án nhưng đang trong giai đoạn cơ quan chức năng xem xét, chưa quyết định.
Đối với các "hợp đồng giữ chỗ và hợp tác đầu tư" mà doanh nghiệp ký với người dân, sở đã nhận đơn khiếu nại, kêu cứu của một số khách hàng. Sở sẽ có buổi làm việc với chủ đầu tư để đôn đốc thực hiện dự án cũng như giải quyết các khiếu nại của người dân.
Ông Trương Văn Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Á Châu, cho biết trước đây công ty đã có buổi làm việc với các nhà đầu tư để bàn kế hoạch tháo gỡ những vướng mắc của dự án. Về việc nhiều khách hàng treo băng rôn và gửi đơn khiếu nại, ông Tuấn cho biết sẽ kiểm tra lại và có trả lời sau.
-
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-8, ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho biết như trên. Hiện nay các sở, ngành của TP.HCM đang báo cáo UBND TP.HCM để phê duyệt kế hoạch đấu giá lại các lô bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm.
-
TTO - Theo Sở Xây dựng, nhiều chung cư xuống cấp nặng. Ví như những chung cư ở quận 3, dù mới cấp C nhưng đã nát, công tác chữa cháy, thoát nạn rất khó, cực kỳ nguy hiểm.
-
TTO - Nhận định trên được bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - đưa ra tại buổi giám sát việc thực hiện Luật nhà ở trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2021.
-
TTO - Dự thảo Luật đất đai mà Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm thay đổi, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sự khẳng định nguyên tắc cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai.
-
TTO - “Xảy ra mâu thuẫn thì phải tìm đến các cơ quan pháp luật nhưng đằng này họ lại hành xử không khác gì luật rừng. Uất ức hơn khi sự việc xảy ra trong một thời gian dài từ cuối năm 2021 đến tháng 7-2022…”, bà H. nói.
-
TTO - Chính phủ đặt mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030 nhưng chỉ vài doanh nghiệp đăng ký đã có ngay con số lên đến 1,2 triệu căn.
-
TTO - Từ xưa đến nay chưa bao giờ Luật đất đai mở cho người nước ngoài được tiếp cận và có quyền sử dụng đất. Luật nhà ở và Luật đầu tư quy định rõ các liên doanh thực hiện dự án sử dụng đất thì vốn đầu tư nước ngoài dưới 49%.
-
Sau đại dịch, bài toán an cư cho người lao động thu nhập thấp càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội.
-
TTO - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định đã có kết quả giám định mẫu đất và vẫn buộc giám đốc chi nhánh ngân hàng có hành vi hủy hoại đất phải khắc phục hiện trạng. Tuy nhiên người này chưa thực hiện.
-
TTO - Hàng ngàn căn hộ, nền đất phục vụ tái định cư (gọi tắt là nhà tái định cư) tại TP.HCM và Hà Nội với giá trị hàng ngàn tỉ đồng bị "bỏ hoang" nhiều năm nay gây lãng phí và tốn tiền bảo trì, bảo dưỡng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận