Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Dự luật sửa đổi: Nhà nước chủ động thu hồi đất
TTO - Sáng nay (29-10), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang đã trình Quốc hội dự án Luật đất đai (sửa đổi). Dự luật này có nhiều điểm mới so với quy định của pháp luật hiện hành.
Dự luật đất đai sửa đổi: Đâu là điểm mới?
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Minh Quang - Ảnh: Việt Dũng |
Tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá
“Dự thảo luật quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được công bố để tạo quỹ đất “sạch”, sau đó Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá hoặc không đấu giá quyền sử dụng đất” - Bộ trưởng Quang cho biết.
Đối với dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhà đầu tư trong nước thực hiện nhận chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
Theo chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, đa số ý kiến trong ủy ban tán thành quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được phê duyệt và tán thành việc quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
“Một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính khả thi của việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất vì khó có đủ nguồn kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nếu thu hồi đất theo kế hoạch mà chậm đưa vào sử dụng sẽ dẫn đến lãng phí đất đai, nhất là các công trình cơ sở hạ tầng có thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm. Đề nghị đất quy hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi... thì căn cứ vào tiến độ triển khai dự án, yêu cầu sử dụng đến đâu thu hồi đến đó để tránh lãng phí đất đai” - ông Giàu cho hay.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cũng tán thành quy định khi xây dựng, mở rộng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị cần phải quy hoạch và tổ chức thu hồi cả phần diện tích đất liền kề công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này và hỗ trợ người có đất bị thu hồi, đồng thời ưu tiên cho người bị thu hồi đất ở được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng.
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Bỏ quy định hiện hành là mỗi năm HĐND quyết định bảng giá đất dựa trên khung giá do Chính phủ quy định, dự luật đưa ra quy định mới là “UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất để áp dụng cho tất cả các mục đích; không công bố bảng giá đất hằng năm nhưng điều chỉnh khi giá đất trên thị trường có sự biến động lớn”.
“Giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Quy định này cũng được đa số ý kiến Ủy ban Kinh tế tán thành.
Ông Giàu cho biết: Về giá đất bồi thường cho người có đất bị thu hồi, nhiều ý kiến tán thành việc định giá đất để bồi thường cho người sử dụng đất phải theo mục đích sử dụng tại thời điểm thu hồi, có tính đến công sức đầu tư, bồi bổ của người sử dụng đất, nhưng không tính phần giá trị tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước vì phần này không do đầu tư của người sử dụng đất tạo ra. Ngoài giá đất bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi.
Một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế tán thành quy định các dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư. Có ý kiến đề nghị không cho phép nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án vì phát sinh chênh lệch giá đền bù dẫn đến so bì và dễ xảy ra khiếu kiện trong nhân dân.
Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định chặt chẽ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đang sử dụng hợp pháp. Người có đất bị thu hồi được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo đời sống.
-
TTO - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Nội vụ Hà Nội xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công trình biệt thự xây sai phép tại số 9, nhà B khu biệt thự 5,2ha tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy).
-
TTO - Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp lấn chiếm đất phi nông nghiệp để san ủi, xây dựng kè chắn ở Cụm công nghiệp Tam Đàn.
-
TTO - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị kỷ luật cảnh cáo vì đã để công trình biệt thự số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2ha vi phạm kéo dài, không có biện pháp ngăn chặn.
-
Với không gian sống trong lành, bất động sản ven sông được nhiều người quan tâm và có mức giá ‘nhỉnh’ hơn so với bất động sản ở khu vực khác.
-
TTO - Doanh nghiệp chia sẻ khi thoái vốn lo nhất là đánh giá giá trị doanh nghiệp, sợ nhất 'ông' đất.
-
‘Dòng tiền vào BĐS có sự dịch chuyển không ngừng trong các năm qua, từ Nam ra Bắc và hiện nay là ra các khu vực ven đô và dần tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố lớn khắp cả nước’ - ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định.
-
TTO - TAND tỉnh Khánh Hòa vừa ra quyết định buộc chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang và chủ tịch TP Nha Trang phải 'thi hành án ngay', hủy 6 quyết định liên quan trong vụ thu hồi đất của một hộ dân ở Ba Làng.
-
TTO - Đối mặt tình trạng thiếu hụt nhà ở khiến giá nhà và giá thuê tăng cao, ngày 16-5, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch nhằm cải thiện nguồn cung nhà ở và hỗ trợ người dân khả năng chi trả.
-
TTO - Vài tháng trở lại đây, nhiều địa phương, ngân hàng đưa ra các chính sách siết phân lô bán nền, điều kiện vay vốn… khiến số lượng giao dịch bất động sản giảm dần, cơn sốt đất dịu đi, ‘cò’ vắng bóng.
-
TTO - Mọi công trình xây dựng đều có niên hạn, thời hạn sử dụng, vì thế trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng chung cư (sổ hồng) theo tuổi thọ thiết kế các tòa chung cư.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận