Thứ 4, ngày 10 tháng 8 năm 2022
Evergrande rao bán dự án Crystal City giá 575 triệu USD để trả nợ
TTO - Tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc thông báo sẽ bán dự án Crystal City ở phía đông thành phố Hàng Châu với giá 575 triệu USD, trong bối cảnh tập đoàn này vẫn lún sâu trong nợ nần.

Bảng hiệu tòa nhà Trung tâm Evergrande Trung Quốc tại Hong Kong - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn thông báo ngày 30-3 của Evergrande cho biết sẽ bán quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà của dự án Crystal City cho 2 công ty nhà nước là Tập đoàn bất động sản Zhejiang Zhejian và Tập đoàn xây dựng Zhejiang.
Số tiền sẽ được dùng để thanh toán khoản nợ phí xây dựng khoảng 144 triệu USD cho Công ty Zhejiang và phần còn lại cho dòng vốn lưu động chung của Evergrande. Vụ mua bán này sẽ đem lại cho Evergrande khoản lời 33 triệu USD.
Tập đoàn đang ngập trong số nợ hơn 300 tỉ USD và gặp khó khăn để trả tiền cho các nhà cung cấp, chủ nợ và hoàn thành các dự án. Nhiều công ty nhà nước đã tham gia giúp Evergrande tái cấu trúc nợ và tiếp nhận một số tài sản của công ty này để trấn an các lo ngại về việc Evergrande sụp đổ.
Ngày 29-3, Evergrande cho biết sẽ lập ủy ban điều tra việc các ngân hàng mới đây đã "siết" 2 tỉ USD tiền ký gửi của công ty này. Trước đó Evergrande cũng thông báo ngừng giao dịch cổ phiếu của tập đoàn xe năng lượng mới Evergrande tại sàn chứng khoán Hong Kong. Cổ phiếu này đã giảm 14,5% khi giao dịch trở lại ngày 30-3.
Evergrande là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc, nhưng cũng được mệnh danh là công ty bất động sản nợ nhiều nhất thế giới với khoản nợ lên tới 306 tỉ USD.
Tháng 12 năm ngoái, Fitch - có trụ sở tại Mỹ và là một trong ba ông lớn xếp hạng tín dụng có uy tín trên thế giới - đã hạ xếp hạng với Evergrande từ mức "C" xuống mức "RD". Mức RD tương đương mức vỡ nợ hạn chế - tức tình trạng nhà phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính của Evergrande có thể gây ảnh hưởng rộng đến nền kinh tế Trung Quốc và thị trường toàn cầu.
-
TTO - Theo Sở Xây dựng, nhiều chung cư xuống cấp nặng. Ví như những chung cư ở quận 3, dù mới cấp C nhưng đã nát, công tác chữa cháy, thoát nạn rất khó, cực kỳ nguy hiểm.
-
TTO - Nhận định trên được bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - đưa ra tại buổi giám sát việc thực hiện Luật nhà ở trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2021.
-
TTO - Dự thảo Luật đất đai mà Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm thay đổi, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sự khẳng định nguyên tắc cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai.
-
TTO - “Xảy ra mâu thuẫn thì phải tìm đến các cơ quan pháp luật nhưng đằng này họ lại hành xử không khác gì luật rừng. Uất ức hơn khi sự việc xảy ra trong một thời gian dài từ cuối năm 2021 đến tháng 7-2022…”, bà H. nói.
-
TTO - Chính phủ đặt mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030 nhưng chỉ vài doanh nghiệp đăng ký đã có ngay con số lên đến 1,2 triệu căn.
-
TTO - Từ xưa đến nay chưa bao giờ Luật đất đai mở cho người nước ngoài được tiếp cận và có quyền sử dụng đất. Luật nhà ở và Luật đầu tư quy định rõ các liên doanh thực hiện dự án sử dụng đất thì vốn đầu tư nước ngoài dưới 49%.
-
Sau đại dịch, bài toán an cư cho người lao động thu nhập thấp càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội.
-
TTO - Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định đã có kết quả giám định mẫu đất và vẫn buộc giám đốc chi nhánh ngân hàng có hành vi hủy hoại đất phải khắc phục hiện trạng. Tuy nhiên người này chưa thực hiện.
-
TTO - Hàng ngàn căn hộ, nền đất phục vụ tái định cư (gọi tắt là nhà tái định cư) tại TP.HCM và Hà Nội với giá trị hàng ngàn tỉ đồng bị "bỏ hoang" nhiều năm nay gây lãng phí và tốn tiền bảo trì, bảo dưỡng.
-
TTO - Từ năm 2020, Tập đoàn FLC được lựa chọn đầu tư dự án khu đô thị mới Hồ nước ngọt rộng trên 47ha. Tuy nhiên đến nay, nhà đầu tư này vẫn chưa ký hợp đồng thuê đất và chưa thực hiện các thủ tục về đầu tư.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận