22/11/2023 16:21 GMT+7

Fanpage Liên đoàn Cầu lông Việt Nam bị giả mạo để lừa đảo

Fanpage của Liên đoàn Cầu lông Việt Nam (VBF) đã bị kẻ gian mạo danh, lừa đảo trên mạng xã hội lấy đi hàng trăm triệu đồng.

Liên đoàn Cầu lông Việt Nam phát thông báo cảnh báo lừa đảo

Liên đoàn Cầu lông Việt Nam phát thông báo cảnh báo lừa đảo

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Chánh văn phòng VBF Tăng Thị Huyền xác nhận nhiều trường hợp bị mắc bẫy lừa đảo này và phản ánh vụ việc tới VBF.

Hồi đầu tuần, một phụ huynh đã tìm đến văn phòng của VBF (tại Hà Nội) để hỏi rõ thông tin về việc liên đoàn có tuyển sinh, trao học bổng như trên trang fanpage quảng cáo hay không. Đồng thời phản ánh việc đã chuyển khoản cho nhóm trên fanpage giả mạo. 

Tại TP.HCM cũng có trường hợp phụ huynh vào group đăng ký học cầu lông cho con và được hướng dẫn các bước để chuyển khoản tiền học phí.

Theo tường thuật của phụ huynh này, vợ ông có vào group đăng ký học cầu lông cho con và chuyển tiền để xác minh. Vì chuyển tiền nhưng sai mẫu ghi chú, có một người hướng dẫn yêu cầu chuyển tiếp lần 2 để xác minh lại. Họ chuyển tiếp mà vẫn thiếu dấu chấm nên lại bị bắt chuyển tiếp. Số tiền mấy lần lên đến trăm triệu. 

"Tôi nghi lừa đảo nên bảo vợ dừng lại và yêu cầu hướng dẫn thủ tục xử lý, cậu ấy hướng dẫn làm thủ tục trực tiếp tại số 3 Phan Văn Đạt (quận 1, TP.HCM). Tôi tra cứu thì địa chỉ này là trụ sở của Liên đoàn Cầu lông TP.HCM", người phụ huynh kể.

Bà Tăng Thị Huyền cho biết sau đó vị phụ huynh trên đã đến trụ sở của Liên đoàn Cầu lông TP.HCM để hỏi thì mới biết là bị lừa.

Các trang giả mạo lấy tên "Trung tâm đào tạo cầu lông tuổi trẻ VBF" hay "VBF - Cầu lông tuổi trẻ"… Bằng các thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm được sự tin tưởng của các bậc phụ huynh, các đối tượng lừa đảo còn làm cả giấy chứng nhận cho các học viên đã hoàn thành xuất sắc các hoạt động sơ tuyển và đủ điều kiện vào vòng chính thức để trở thành học viên của VBF. Họ thậm chí còn làm giả con dấu của VBF, giả chữ ký Tổng thư ký VBA Lê Thanh Hà.

Bà Huyền cho biết bà đã nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh sau khi bị lừa tiền mới hoảng hốt tìm trang chính thức của VBF để gọi hỏi thông tin. 

Các vị phụ huynh này kể lại hành trình bị lừa đảo khá giống nhau, đầu tiên họ tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội và vào các trang fanpage giả mạo của VBF. Sau đó các phụ huynh sẽ được dẫn dụ theo các yêu cầu làm theo từng bước để chuyển tiền.

"Ban đầu những phụ huynh này được dụ chuyển tiền nhiều lần số tiền từ 500.000 trở lên thì sẽ được chuyển lại với khoản lãi suất 10% để làm tin. Cứ như thế, có phụ huynh sau nhiều lần chuyển đã mất gần 300 triệu đồng", bà Huyền chia sẻ.

Giả danh công an, mở văn phòng luật sư làm bình phong để lừa đảo hàng chục ngườiGiả danh công an, mở văn phòng luật sư làm bình phong để lừa đảo hàng chục người

Công an Đà Nẵng đã bắt giữ nghi phạm giả danh công an, mở văn phòng luật sư để làm bình phong lừa đảo hàng chục người với số tiền gần 10 tỉ đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên