29/07/2020 09:47 GMT+7

'Giải cứu' 3 bệnh viện ở Đà Nẵng: kinh nghiệm từ Bệnh viện Bạch Mai

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Bệnh viện Bạch Mai từng là một ổ dịch COVID-19 và đã được 'giải cứu' thế nào?

Giải cứu 3 bệnh viện ở Đà Nẵng: kinh nghiệm từ Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh 1.

Khu vực 3 bệnh viện của Đà Nẵng đang bị phong tỏa Nguồn: Trang điện tử các bệnh viện - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Ngày 20-3, Bộ Y tế công bố ca bệnh 86 và ca bệnh 87 là điều dưỡng tại Trung tâm bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Tại thời điểm đó, UBND TP Hà Nội đề xuất phương án có thể đóng/phong tỏa một số khoa tại Bạch Mai. Tuy nhiên, khi đó Bộ Y tế chỉ triển khai "đóng băng" một số tầng, khoa có bệnh nhân dương tính.

Đến ngày 28-3, sau khi có thêm 12 ca mắc COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho chủ tịch UBND quận Đống Đa ban hành quyết định phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai theo đúng nguyên tắc "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Ngay sau khi bị phong tỏa, tối 28-3 Binh chủng hóa học đã triển khai phương tiện phun khử trùng toàn bộ Bệnh viện Bạch Mai. Cũng trong tối 28-3, Bộ tư lệnh thủ đô đã đưa toàn bộ hơn 610 người đang chăm sóc người nhà tại Bệnh viện Bạch Mai về cách ly tập trung 14 ngày tại khu ký túc xá Đại học FPT.

Những ngày đầu phong tỏa, toàn bộ đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên trong Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp làm việc, ăn, ở trong viện. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y bác sĩ, TP Hà Nội đã đồng ý thay đổi biện pháp cách ly, cho phép đội ngũ y bác sĩ sau ca làm việc tại bệnh viện được cách ly tập trung tại một khách sạn ở quận Hà Đông. Quá trình đưa đội ngũ y bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai về khách sạn cách ly tập trung do lực lượng của Bộ tư lệnh thủ đô thực hiện.

Các lực lượng cũng tiến hành nhiều biện pháp rà soát, điều tra nơi ở trọ của gần 90 người thuộc công ty cung cấp dịch vụ ở Bệnh viện Bạch Mai, qua đó xác định toàn bộ 28 người nhiễm COVID-19 cơ bản ngủ ở tầng 1, tầng 2 của trung tâm dinh dưỡng thuộc bệnh viện, không trở về khu trọ trong giai đoạn từ ngày 10 đến 28-3.

Cùng thời điểm quyết định phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai, sau rà soát, UBND các quận huyện của Hà Nội đã quyết định cách ly gần 1.600 trường hợp đã khám, chữa bệnh từ ngày 15 đến 25-3, người đã được xuất viện, đồng thời tổ chức lấy mẫu xét nghiệm với số bệnh nhân đã ra viện.

Những ngày sau đó, lực lượng phản ứng nhanh tại các quận huyện của Hà Nội đã rà soát, xác minh được khoảng 25.000 người ở Hà Nội có yếu tố liên quan đến ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn từ ngày 10 đến 25-3 bao gồm: người đến khám và chữa bệnh ngoại trú, người nhà chăm sóc bệnh nhân, người vào thăm, sinh viên thực tập, cách ly tập trung và cách ly tại nhà với số người trên, đồng thời triển khai xét nghiệm sàng lọc cả bằng test thử nhanh và xét nghiệm trên máy.

Đối với những khu dân cư quanh Bệnh viện Bạch Mai, nơi có các dịch vụ hàng quán, nhà trọ, UBND TP Hà Nội quyết định thiết lập các điểm xét nghiệm nhanh lưu động để sàng lọc, phát hiện các trường hợp nghi nhiễm COVID-19.

Kiểm soát tốt sau 10 ngày, gỡ phong tỏa sau 14 ngày

Đến ngày 8-4, sau 10 ngày phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết với các số liệu được tổng kết cho thấy đã kiểm soát tốt tình hình, diễn biến tại ổ dịch này. Đến chiều 10-4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đồng ý với đề xuất của quận Đống Đa về gỡ bỏ phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai từ 0h ngày 12-4, sau thời gian cách ly 14 ngày.

Thêm 8 ca COVID-19 mới, liên quan 4 bệnh viện ở Đà Nẵng Thêm 8 ca COVID-19 mới, liên quan 4 bệnh viện ở Đà Nẵng

TTO - Trong 8 ca COVID-19 mới, có 5 ca liên quan Bệnh viện Đà Nẵng, còn lại liên quan Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Giao thông vận tải.

XUÂN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên