06/01/2024 16:33 GMT+7

Giới hạn tiền thuê nhà và nạn quan liêu đe dọa nhà đầu tư vào châu Âu

Tình trạng thiếu nhà ở khiến giá thuê tăng vọt tại các thành phố lớn ở châu Âu. Các nhà đầu tư muốn đổ tiền xây dựng nhà mới, nhưng lại bị hàng loạt rào cản đáng ngạc nhiên.

Sự phát triển nhà ở Anh thường bị trì hoãn do chậm trễ trong các quyết định quy hoạch - Ảnh: BLOOMBERG

Sự phát triển nhà ở Anh thường bị trì hoãn do chậm trễ trong các quyết định quy hoạch - Ảnh: BLOOMBERG

Theo khảo sát của Tập đoàn Savills, trong bối cảnh bất động sản văn phòng và bán lẻ đang ngưng trệ vì chịu ảnh hưởng từ xu hướng làm việc từ xa và mua sắm trực tuyến, các nhà đầu tư bất động sản vẫn dành thêm 82 tỉ euro (90 tỉ USD) cho các dự án nhà ở tại châu Âu cho đến năm 2025.

Nhưng "vũng lầy" của các quy tắc, quy định và quan liêu đang cản đường họ. Từ kiểm soát tiền thuê nhà đến tắc nghẽn quy hoạch, đủ loại rào cản khác nhau trên khắp châu Âu.

Chỉ đề cập đến hệ thống quy hoạch của Anh cũng đủ để thu hút ánh nhìn không thiện cảm của các nhà đầu tư bất động sản.

Tại xứ sở sương mù, các quyết định phát triển nhà ở đều nằm trong tay các hội đồng địa phương. Chính quyền thường có 8 tuần để đưa ra quyết định, hoặc tối đa 13 tuần đối với các dự án lớn.

Nhưng theo thống kê của chính phủ, chỉ có 2 trong 10 đơn đăng ký phát triển nhà ở lớn được giải quyết trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9-2023.

Tại Ireland, dù đang phải đối mặt vỡ bong bóng nhà đất do khủng hoảng tài chính, nhưng mức tăng tiền thuê nhà được giới hạn vĩnh viễn ở mức 2%/năm. Đồng nghĩa sự gia tăng lạm phát gần đây không được tính đến, gây áp lực đầu tư cho nguồn cung mới. 

Kết quả cuộc khủng hoảng nhà ở ngày càng tồi tệ.

Trong khi đó, theo thống kê, hiện chưa có đến một nửa người Đức sở hữu nhà, một trong những tỉ lệ thấp nhất ở châu Âu.

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz, vốn không đạt được mục tiêu 400.000 ngôi nhà mới mỗi năm, đã từ bỏ các quy định chặt chẽ hơn về hiệu quả đối với các tòa nhà mới vào tháng 9-2023 nhằm thúc đẩy xây dựng.

Tuy nhiên, động thái này không có tác dụng mấy trong việc chống lại lãi suất cao và chi phí xây dựng tăng cao.

Tại Bắc Âu, cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra ở Thụy Điển cũng khiến giá bất động sản sụt giảm và chi phí tài chính tăng cao, đè nặng lên nền kinh tế. Nhưng ở Stockholm, gần như không có đủ nguồn cung và các biện pháp kiểm soát tiền thuê quốc gia đã kìm hãm hoạt động đầu tư vào phát triển.

Đan Mạch - nơi lạm phát vẫn còn cao, giá thuê chỉ có thể tăng 4%/năm, với mức trần áp dụng cho cả hợp đồng nhà ở hiện tại và tương lai, nhà đầu tư thối lui.

Trước chiến dịch bầu cử năm 2023, Chính phủ Ba Lan đã thực hiện kích thích thế chấp cho những người mua lần đầu, góp phần làm giá nhà tăng gần 20% ở các thành phố lớn nhất.

Nhưng hiện tại, tiền đã cạn kiệt và chính quyền mới có kế hoạch khởi động lại sự hỗ trợ không sớm hơn nửa cuối năm 2024.

Tại bán đảo Iberia, việc xây dựng khu dân cư ở Tây Ban Nha đã bị đình trệ kể từ khi bong bóng cuối cùng vỡ cách đây hơn một thập kỷ. Điểm nghẽn lớn nhất là việc quản lý chậm chạp. 

Các nhà phát triển phàn nàn có khi mất hơn một năm để được phê duyệt dự án, làm tăng thêm chi phí tổng thể.

Trong khi tại Bồ Đào Nha, chính phủ đang tìm cách hạ nhiệt thị trường bằng cách chấm dứt chương trình thị thực vàng và phê duyệt kế hoạch cắt giảm ưu đãi thuế cho cư dân mới.

Các động thái này đã khơi dậy nhu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài và khiến việc sở hữu nhà nằm ngoài tầm với của hầu hết dân địa phương.

Nợ bất động sản thành món đầu tư béo bở tại châu ÂuNợ bất động sản thành món đầu tư béo bở tại châu Âu

Bị giới nhà băng quay lưng, thị trường bất động sản châu Âu bất ngờ nhận được nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư tìm thấy "sự lạc quan có vẻ bất thường" này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên