Thứ 6, ngày 1 tháng 7 năm 2022
Gỡ vướng cho 102 dự án bất động sản tại TP.HCM đang 'vướng mắc nhiều kiểu'
TTO - Hơn 100 dự án bất động sản với nhiều kiểu vướng mắc được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng hợp kiến nghị, gửi đến UBND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền từ tháng 3 đến tháng 5-2022.

Dự án xây dựng nhà ở xã hội của Công ty Lê Thành (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) vướng mắc thủ tục mà doanh nghiệp đang kiến nghị cơ quan chức năng tháo gỡ - Ảnh: TỰ TRUNG
Ngày 21-5, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã họp cùng các sở, ngành và địa phương về kiến nghị của HoREA về 102 dự án bất động sản còn vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, lãnh đạo UBND TP yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát các dự án để cùng bàn bạc phương án giải quyết.
12 nhóm vướng mắc
Trước đó, Sở Xây dựng cũng đã trình UBND TP về 64 dự án bất động sản có vướng mắc mà HoREA đã kiến nghị tại văn bản số 14 ngày 15-3.
Theo đó, Sở Xây dựng rà soát và phân loại 64 dự án trên thành 12 nhóm vướng mắc thuộc trách nhiệm xử lý của 8 sở ngành, UBND TP Thủ Đức và UBND các quận huyện của TP.HCM.
Theo nội dung vướng mắc thì có thể phân ra các dạng vướng mắc như về quy hoạch và thủ tục liên quan đất đai (13 dự án), 18 dự án có vướng mắc về tiền sử dụng đất, 8 dự án nhà ở xã hội, 20 dự án liên quan đến thủ tục đầu tư và xây dựng dự án,
7 dự án có vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua, các dự án chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp... Trong đó, Sở Xây dựng "gọi tên" các sở ngành có liên quan của từng dự án một.
Nhiều nhất là các dự án vướng mắc ở các thủ tục thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và môi trường, với 42 dự án liên quan đến cấp giấy chứng nhận cho người dân, tính tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp...
Sở Kế hoạch và đầu tư liên quan đến vướng mắc của 13 dự án, Sở Xây dựng 10 dự án, trách nhiệm của Sở Quy hoạch - kiến trúc có liên quan trong 4 dự án về nội dung điều chỉnh quy hoạch...
Để sớm tháo gỡ các vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP giao trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành và địa phương có liên quan.
Các sở, ngành và địa phương phải chủ động làm việc với từng chủ đầu tư để làm rõ và giải quyết nội dung vướng mắc.
Theo văn bản của HoREA, có đến 8 dự án nhà ở xã hội với quy mô hàng ngàn căn hộ đang bị vướng các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tham gia đấu thầu, xác định giá bán và cấp giấy chủ quyền cho người mua...
Sở Xây dựng cũng có văn bản yêu cầu HoREA khẩn trương thực hiện một số nội dung như: xác định rõ nội dung các vướng mắc thuộc trách nhiệm của sở, ngành, đơn vị cụ thể nào; đồng thời cung cấp các văn bản của nhà đầu tư, chủ đầu tư đã gửi sở, ngành và địa phương xem xét giải quyết nhưng đến nay chưa được phản hồi hoặc giải quyết.
Bên cạnh đó, HoREA cần phân loại các vướng mắc theo các tiêu chí như nội dung vướng mắc, thẩm quyền giải quyết, tính chất chức năng chính của dự án. Đồng thời, đề xuất biện pháp cụ thể về hướng giải quyết vướng mắc của dự án phù hợp với quy định pháp luật.

Nhiều trường hợp "xương xẩu"
Nổi bật trong các văn bản kiến nghị của HoREA về các dự án bị vướng mắc là những trường hợp bị vướng mắc về tiền sử dụng đất. Không chỉ các dự án nhà ở xã hội mà các dự án nhà ở thương mại đã xây dựng xong cũng bị vướng khâu tính tiền sử dụng đất nên chưa thể cấp giấy chứng nhận cho người mua.
Trong 18 dự án có vướng mắc về tiền sử dụng đất, gồm các nội dung như xem xét thời điểm thẩm định giá đất, miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội, yêu cầu sớm thẩm định và phê duyệt tiền sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính, đề nghị được nộp tiền sử dụng đất.
Thậm chí có những dự án chủ đầu tư đã tạm nộp tiền sử dụng đất, đã bán nhà cho khách hàng nhưng chưa được đóng tiền sử dụng đất nên chưa thể cấp giấy chủ quyền nhà cho người mua.
Đặc biệt, dự án khu dân cư Bình Chiểu 2 (TP Thủ Đức) của Công ty TNHH kinh doanh và phát triển nhà Bình Dân đã thực hiện gần 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể bán sản phẩm vì cơ quan chức năng chưa ban hành quyết định tiền sử dụng đất cho dự án.
Vụ việc này đã được Bộ Tài nguyên và môi trường có ý kiến nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Một cán bộ trong Hội đồng thẩm định giá đất TP cho biết trong các dự án mà chủ đầu tư kiến nghị về tiền sử dụng đất, có vài dự án đang bị vướng mắc rất khó gỡ như liên quan đến các vụ án trong quá trình điều tra, xử lý hoặc đất có các vướng mắc về pháp lý mà UBND TP đang trình Chính phủ phương án giải quyết.
Vì vậy, các cơ quan chức năng ngừng tất cả các thủ tục liên quan để chờ kết quả điều tra, thanh tra hoặc xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Mua đấu giá đất gần 20 năm chưa được nhận đất
Đó là trường hợp Công ty cổ phần địa ốc Phú Long mua đấu giá dải đất hai bên đường Nguyễn Hữu Thọ từ năm 2004 nhưng đến nay chưa được nhận đất do cơ quan nhà nước chưa bồi thường xong.
"Công ty Phú Long đã thanh toán đủ toàn bộ tiền trúng đấu giá, hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với 14 khu đất theo đúng quy định và đã được UBND TP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để triển khai dự án.
Tuy nhiên, đến nay tại phân khu số 15 của dự án Dragon City vẫn còn tồn tại một căn nhà trên khu đất và một số hộ dân không chịu di dời dẫn đến hơn 16 năm nay chủ đầu tư không thể triển khai dự án.
-
TTO - Một công ty ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam bị xử phạt 140 triệu đồng vì hành vi chiếm hơn 4.800m2 đất phi nông nghiệp.
-
TTO - Các quận huyện chủ động rà soát quy hoạch, phát triển dựa trên tiềm năng thực tế địa phương để đóng góp đồ án quy hoạch chung và quy hoạch tích hợp của TP. Đây là chiều quy hoạch thứ 2, ngược lại cách phân bổ từ trên xuống theo truyền thống.
-
TTO - Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Nhà Đất Việt Trần Trung Hiếu bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
-
TTO - Dự tính số lượng căn hộ chào bán ra thị trường TP.HCM trong năm nay đạt 22.000 - 24.000 căn, đến nay đã đạt 14.000 căn.
-
Đề án thành lập thành phố năm 2023 và hạ tầng liên tục được nâng cấp, hoàn thiện giúp Tân Uyên trở thành đích đến cho nhà đầu tư bất động sản.
-
TTO - Vợ chồng bà Đặng Thị Hồng Vân (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) bỏ ra 3 tỉ đồng mua 1 lô đất đã có 'sổ đỏ', diện tích 245m2.
-
TTO - Công ty cổ phần đầu tư Phước Nam - Ninh Thuận (chủ đầu tư Khu công nghiệp Phước Nam, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) khai thác trái phép 5.000m3 đất trong quá trình thực hiện dự án.
-
TTO - Ngân hàng (NH) Nhà nước dự kiến quy định NH phải xác định và kiểm soát một số khoản cho vay "giá trị lớn". Nhưng một số lãnh đạo NH cho rằng không đơn giản để xác định "giá trị lớn".
-
TTO - Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất, khắc phục chênh lệch địa tô, bỏ khung giá đất và giao địa phương xác định giá đất theo thị trường, đánh thuế cao với người nhiều đất, nhiều nhà, đầu cơ đất...
-
TTO - Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận