Chủ nhật, ngày 3 tháng 7 năm 2022
Hà Nội tính chi hơn 65.000 tỉ xây lại 4 khu tập thể
TTO - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 65.000 tỉ đồng để phá dỡ, xây dựng lại 4 khu tập thể cũ ở quận Ba Đình. Nếu mọi việc đúng tiến độ, sẽ tiến hành phá dỡ trong quý 3-2023.

Một chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội - Ảnh: Q.T.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành kế hoạch về việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đợt 1 tại thủ đô.
Nhiều chung cư cũ phải phá dỡ xây dựng lại
Theo kế hoạch, quận Ba Đình có 4 khu tập thể phải phá dỡ để xây dựng lại, gồm khu tập thể Giảng Võ có 1 nhà cấp D là C8; khu tập thể Thành Công có nhà G6A; khu tập thể Ngọc Khánh có nhà A, và khu tập thể Bộ Tư pháp có 2 đơn nguyên đầu hồi cấp 4.
Quận Ba Đình có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch di dời các hộ dân trong quý 1-2022; đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và bố trí nhà ở tạm thời trong quý 3-2022; lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/600 cải tạo, xây dựng lại trình TP trong quý 4-2022; tổ chức lựa chọn chủ đầu tư trong quý 1-2023.
"Chủ đầu tư được chọn phải thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, lập phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng... hoàn thành trong quý 2-2023", kế hoạch nêu rõ.
Về thời gian phá dỡ nhà chung cư cũ: với nhà nguy hiểm cấp D, dự kiến thực hiện phá dỡ trong quý 3-2023; với các nhà còn lại tiến độ cụ thể trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (từ quý 3-2023).
Với nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa), UBND TP cũng giao quận hoàn thành di dời hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp D trong quý 1-2022. Trình tự thủ tục các bước khác tương tự như 4 nhà chung cư trên.
Tuy nhiên, với nhà 148 - 150 Sơn Tây (quận Ba Đình), TP giao UBND quận Ba Đình di dời dân, lựa chọn chủ đầu tư, bố trí chỗ ở tạm thời... báo cáo TP ngay trong quý 1-2022; thời gian phá dỡ chung cư hoàn thành trong quý 3-2022.
Trong quá trình triển khai dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, dự kiến sử dụng các quỹ nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khoảng 4.433 căn hộ. TP cũng có kế hoạch xây dựng các khu định cư mới tại các khu di dân Đền Lừ 3, khu Đông Hội (Đông Anh)...
Chi hơn 65.000 tỉ
Theo UBND TP Hà Nội, dự kiến nguồn vốn huy động từ 3 nguồn, gồm vốn xã hội hóa (với trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận với doanh nghiệp bất động sản lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư); nguồn vốn đầu tư công; nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố cho các chủ đầu tư vay để triển khai...
Trường hợp Nhà nước trực tiếp thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư và đầu tư xây dựng quỹ nhà tạm cư, nhu cầu vốn đầu tư công khoảng 65.360 tỉ đồng, gồm: khoảng 60.500 tỉ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D (Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp). Khoảng 4.860 tỉ đồng để xây dựng 5 dự án tạm cư tại quận Hoàng Mai, quận Tây Hồ và huyện Đông Anh.
Hiện Hà Nội có khoảng 1.579 chung cư cũ, bao gồm khoảng 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư; và khoảng 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ, chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và từ năm 1960-1994.
-
TTO - Hội đồng quản trị của Tập đoàn FLC đã thông qua việc thế chấp khu biệt thự nhà ở thuộc khu phức hợp ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng OCB.
-
TTO - Một công ty ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam bị xử phạt 140 triệu đồng vì hành vi chiếm hơn 4.800m2 đất phi nông nghiệp.
-
TTO - Các quận huyện chủ động rà soát quy hoạch, phát triển dựa trên tiềm năng thực tế địa phương để đóng góp đồ án quy hoạch chung và quy hoạch tích hợp của TP. Đây là chiều quy hoạch thứ 2, ngược lại cách phân bổ từ trên xuống theo truyền thống.
-
TTO - Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Nhà Đất Việt Trần Trung Hiếu bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
-
TTO - Dự tính số lượng căn hộ chào bán ra thị trường TP.HCM trong năm nay đạt 22.000 - 24.000 căn, đến nay đã đạt 14.000 căn.
-
Đề án thành lập thành phố năm 2023 và hạ tầng liên tục được nâng cấp, hoàn thiện giúp Tân Uyên trở thành đích đến cho nhà đầu tư bất động sản.
-
TTO - Vợ chồng bà Đặng Thị Hồng Vân (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) bỏ ra 3 tỉ đồng mua 1 lô đất đã có 'sổ đỏ', diện tích 245m2.
-
TTO - Công ty cổ phần đầu tư Phước Nam - Ninh Thuận (chủ đầu tư Khu công nghiệp Phước Nam, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) khai thác trái phép 5.000m3 đất trong quá trình thực hiện dự án.
-
TTO - Ngân hàng (NH) Nhà nước dự kiến quy định NH phải xác định và kiểm soát một số khoản cho vay "giá trị lớn". Nhưng một số lãnh đạo NH cho rằng không đơn giản để xác định "giá trị lớn".
-
TTO - Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất, khắc phục chênh lệch địa tô, bỏ khung giá đất và giao địa phương xác định giá đất theo thị trường, đánh thuế cao với người nhiều đất, nhiều nhà, đầu cơ đất...
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận