13/04/2009 06:45 GMT+7

IP Man(*) - chuyện đời và chuyện phim

NGUYỄN HỮU CÔNG 
NGUYỄN HỮU CÔNG 

AT - Từ chuyện đời...

ulcIAUR8.jpgPhóng to
AT - Từ chuyện đời...

Sau Thất kiếm (Seven Swords), Chung Tử Đơn đã có cuộc gặp gỡ với đạo diễn trẻ Diệp Vĩ Tín. Họ đã từng hợp tác với nhau ba phim đều khá nổi tiếng trước đó: Sát phá lang (Sa Po Lang), Long Hổ Môn (Dragon Tiger Gate), Đảo hỏa tuyến (Flash Point). Và chính cuộc tái ngộ này đã làm nên dấu mốc mới trong sự nghiệp của Chung Tử Đơn. Đó là sự ra đời của IP Man (tạm dịch Diệp Vấn).

Có thể nói Trung Hoa là quốc gia sản sinh ra những cao thủ võ thuật của châu Á. Đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, đất nước Trung Hoa đã cho ra đời nhiều anh hùng dân tộc với những giai thoại đặc sắc: Hoàng Phi Hồng đất Phật Sơn với tuyệt kỹ vô ảnh cước, Hoắc Nguyên Giáp - người đã sáng lập ra Tinh Võ Môn nổi tiếng, và đặc biệt sau này là huyền thoại bạc mệnh Lý Tiểu Long.

Trên màn ảnh rộng, các nhà làm phim Trung Quốc đã khai thác tối đa những giai thoại kể trên, nhưng riêng với Diệp Vấn, tuy là một kỳ tài võ thuật nhưng cuộc đời ông chưa bao giờ được chuyển thể lên phim. Cho đến thời điểm Chung Tử Đơn vào vai Diệp Vấn thì lúc đó Lương Triều Vỹ cũng đang quay bộ phim Nhất đại tôn sư Diệp Vấn. Vì thế trong lúc làm phim, hình ảnh nhân vật của Chung Tử Đơn thường bị đem ra so sánh với nhân vật mà Lương Triều Vỹ hóa thân.

Khác với những phim trước, trong IP Man, Chung Tử Đơn đã trình diễn một phong cách võ thuật khác. Đó là diễn viên chính phần lớn sử dụng những pha võ thuật bằng tay thay vì những cú đá song phi nổi tiếng. Để có thể hóa thân vào vai Diệp Vấn một cách hoàn hảo, Chung Tử Đơn đã giảm hơn 5kg và khổ luyện vịnh xuân quyền hơn tám tháng. Có lẽ vì thế trong cuộc họp báo ra mắt trailer và poster phim tại Bắc Kinh, anh đã tự tin cho biết: "Diệp Vấn chắc chắn sẽ đạt doanh thu kỷ lục chẳng kém gì phim Thiếu Lâm Tự đã làm khi xưa". Ông Diệp Chuẩn, con trai của Diệp Vấn, sau khi xem phim này đã khen ngợi Chung Tử Đơn và cho rằng anh là người thích hợp nhất để đóng vai này.

... đến chuyện phim

- Với vai Diệp Vấn trong IP Man, Chung Tử Đơn lần đầu tiên được đề cử giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của giải Kim Tượng. Bên cạnh đó, IP Man còn nhận được 11 đề cử khác, trong đó có các hạng mục phim xuất sắc, diễn viên phụ xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất.

- Sau một tuần khởi chiếu, phim đã đạt được 100 nhân dân tệ và 25 triệu đôla Hong Kong, trở thành phim võ thuật đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay ở Hong Kong.

- Thành công của IP Man đã tiếp thêm động lực cho bộ đôi Diệp Vĩ Tín - Chung Tử Đơn thực hiện IP Man II.

Diệp Vấn là nhị thiếu gia của một gia đình rất giàu có ở Phật Sơn, Quảng Đông. Diệp Vấn được hưởng một chế độ giáo dục đầy đủ. Vì thế dù quen sống trong nhung lụa song ông là người biết đối nhân xử thế, yêu thương con người, dù tài hoa lỗi lạc nhưng ông luôn khiêm nhường. Năm 13 tuổi, ông bắt đầu tập vịnh xuân quyền với Trần Hoa Thuận. Ông là đệ tử cuối cùng của môn võ vịnh xuân quyền và về sau ông chính là sư phụ của huyền thoại võ thuật điện ảnh Lý Tiểu Long.

IP Man lấy bối cảnh vào những năm đầu của thế kỷ 20 tại vùng Phật Sơn tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nơi được coi là cái nôi của võ thuật thời bấy giờ. Diệp Vấn với môn vịnh xuân quyền đã trở thành nhất đại tôn sư tại Phật Sơn.

Vào khoảng năm 1937, chiến tranh Trung - Nhật lần hai bùng nổ, Phật Sơn nhanh chóng bị Nhật chiếm đóng. Diệp gia bị niêm phong, Diệp Vấn cùng vợ là Trương Vĩnh Thành (Hồng Đại Lâm thủ vai) phải chuyển đến một căn gác lụp xụp. Người anh hùng khi xưa giờ đây phải đi xúc than để kiếm miếng ăn cho gia đình.

Tướng quân Nhật Miura vì ham thích võ thuật nên cho mở một sàn đấu võ giữa lính Nhật và các võ sư Trung Quốc, để từ đó hắn có thể học lén các ngón võ bí truyền. Người thắng cuộc sẽ được thưởng lương thực. Vì nghèo đói, không ít người đã bước lên sàn đấu và nhận cái chết thảm hại. Chứng kiến cái chết của hai người bạn của mình là Lam võ khùng và Lưu sư phụ, Diệp Vấn nổi giận và hạ gục một lượt mười tên lính Nhật. Tận mắt chứng kiến tài năng của Diệp Vấn, tướng Miura thán phục và mời anh dạy võ thuật cho lính Nhật, nhưng...

Có thể thấy võ thuật được xem là điểm nhấn của phim, vì thế mà nhà làm phim lại "bỏ quên" phần tiểu sử nhân vật chính. Theo đánh giá của các nhà phê bình phim Trung Quốc, bộ phim mới chỉ làm tốt phần võ thuật, còn phần tiểu sử lại hoàn toàn thất bại. Tuy còn thiếu sót trong kịch bản phim song IP Man đã làm nên dấu ấn mới của Chung Tử Đơn trong lòng công chúng tiếp nhận. Bộ phim là sự lột xác của Chung Tử Đơn trong các màn võ thuật.

(*): Có tựa tiếng Việt là Diệp Vấn, khởi chiếu ở VN từ 27-3-2009.

ide5yPxd.jpgPhóng to

Áo Trắng số 6 (ra ngày 1-4-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

NGUYỄN HỮU CÔNG 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên