25/12/2008 06:28 GMT+7

Không nhất thiết phải hoãn thuế TNCN

(Phản hồi bài “Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Lê Quốc Dung: nên hoãn thi hành Luật thuế TNCN”, Tuổi Trẻ ngày 24-12)
(Phản hồi bài “Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Lê Quốc Dung: nên hoãn thi hành Luật thuế TNCN”, Tuổi Trẻ ngày 24-12)

TT - Đọc bài “Khoan sức dân để kích cầu” của TS Nguyễn Sĩ Dũng (Tuổi Trẻ ngày 22-12), tôi rất ủng hộ việc phải khoan sức dân, cụ thể là phải giảm số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của những người đóng loại thuế này để tăng lượng tiền có thể chi của họ. Hay nói cách khác là giúp họ trở thành “những người tiêu dùng có nhiều tiền hơn” để hỗ trợ nền kinh tế.

QhIsWZ2z.jpgPhóng to
Đại diện các tổ chức, đơn vị và cá nhân được hướng dẫn, tư vấn về thuế thu nhập cá nhân tại Phòng tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm
TT - Đọc bài “Khoan sức dân để kích cầu” của TS Nguyễn Sĩ Dũng (Tuổi Trẻ ngày 22-12), tôi rất ủng hộ việc phải khoan sức dân, cụ thể là phải giảm số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của những người đóng loại thuế này để tăng lượng tiền có thể chi của họ. Hay nói cách khác là giúp họ trở thành “những người tiêu dùng có nhiều tiền hơn” để hỗ trợ nền kinh tế.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Nhưng về cách đưa lượng tiền thuế TNCN trở lại người đóng thuế thì tôi xin có ý kiến như sau:

Việc hoãn thi hành Luật thuế TNCN ngoài việc phức tạp về mặt thủ tục và thời gian như TS Dũng đã nêu, về bản chất kinh tế giải pháp này cũng không thích hợp. Như vậy, liệu có cách nào công bằng và hiệu quả hơn?

Giả sử thời gian hoãn thuế là sáu tháng và ta tính toán được tổng số tiền thuế Nhà nước “mất đi” trong thời gian này. Ta có thể xem xét cách thực hiện đưa khoản tiền (hay một phần khoản tiền này) về với người nộp thuế như sau:

Nhà nước sẽ công bố một gói kích thích tiêu dùng trực tiếp đến người nộp thuế bằng cách xác định một số tiền thuế cố định sẽ giảm cho từng người đóng thuế cho năm quyết toán thuế TNCN 2008. Số tiền này là bằng nhau cho tất cả những người đóng thuế TNCN.

Khi tính toán số thuế phải nộp cho năm 2008, người chịu thuế hoặc cơ quan chi trả thu nhập tự động trừ lại số tiền này trong tổng số tiền phải nộp. Nếu còn dư thì trừ tối đa vào các tháng tiếp theo của năm 2009.

Thời điểm quyết toán thuế TNCN 2008 là 31-3-2009. Vì vậy để gói kích cầu này có tác dụng nhanh chóng như mong muốn, Nhà nước phải công bố số tiền giảm cho người đóng thuế trước cuối tháng 1-2009 để người khai thuế tính toán và khấu trừ càng sớm càng tốt.

Cách này có ưu điểm như sau:

1. Giống thông lệ các nước: ví dụ, Singapore công bố mức được giảm này hằng năm vào ngày 28-2. Dĩ nhiên mức này sẽ được công bố “ bằng không” cho những năm “ăn nên làm ra”.

2. Đơn giản. Vừa đơn giản về thủ tục (không phải họp Quốc hội như TS Dũng đã nêu) vừa đơn giản trong thực hiện đối với cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế.

3. Mềm dẻo và tính toán được. Nhà nước toàn quyền quyết định lượng tiền thuế kích cầu, xác định nhanh đối tượng được hưởng và áp dụng hiệu quả cho từng thời kỳ theo kiểu “kê bệnh bốc thuốc”.

4. Công bằng. Dù thu nhập cao hay thấp, mọi người đóng thuế TNCN được hưởng lợi như nhau. Có người lý luận cách này là “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, nhưng thực tế cho thấy hầu hết “người giàu” đều “tâm phục khẩu phục” vì chính họ cũng được giảm số tiền thuế mà đúng ra họ phải đóng theo luật. Còn “người nghèo” thì được tiền từ “hầu bao Nhà nước” chứ không phải nhận trực tiếp từ “người giàu” nên đều vui vẻ cả làng.

(Phản hồi bài “Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Lê Quốc Dung: nên hoãn thi hành Luật thuế TNCN”, Tuổi Trẻ ngày 24-12)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên