16/03/2019 20:30 GMT+7

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt giữa trùng trùng điệp điệp bêtông

MAI VINH
MAI VINH

TTO - Nhìn từ trên cao, những công trình có kiến trúc Đà Lạt thân thương với nhiều thế hệ "khách du tìm đến thành phố mộng mơ" như chợ Đà Lạt, rạp hát Hòa Bình, dinh tỉnh trưởng... rõ ràng đang bị bủa vây, bóp nghẹt...

Hiện trạng khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt hơn 30ha - Video: MAI VINH

Rạp Hòa Bình xưa (bên trái) và nay. Việc tận dụng mua bán đã làm công trình cổ này biến dạng - Ảnh: LIFE - MAI VINH

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt giữa trùng trùng điệp điệp bêtông - Ảnh 3.

Khu dinh tỉnh trưởng bị những căn nhà không chung ngôn ngữ thiết kế cụ thể áp sát, thu hẹp mảng xanh xung quanh - Ảnh: M.VINH

Khi quy hoạch, tỉnh Lâm Đồng tính toán sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo của khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt. Hiện tại, đây là khu vực cảnh quan lộn xộn, không gian chật chội.

Nếu chọn góc nhìn từ trên cao, sẽ thấy những công trình có kiến trúc đặc trưng được xây dựng cách nay hơn 40 năm như chợ Đà Lạt, khách sạn Hải Sơn (hiện nay là Nice Dream), rạp hát Hòa Bình, dinh tỉnh trưởng (đồi dinh) đang bị bủa vây, bóp nghẹt vì những công trình không có ngôn ngữ thiết kế cụ thể.

Rất nhiều trong số đó là những công trình cơi nới, tận dụng không gian. Cũng ở khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, mảng xanh đã biến mất, thay vào đó là những công trình nhà liên kế bằng bêtông có phép hoặc sai phép.

Những công trình nhà cao tầng liên kế như bóp ngẹt không gian vốn chứa nhiều ký ức của nhiều thế hệ người Đà Lạt và du khách.

Đây là nơi thu hút đông khách du lịch, khách sạn và cơ sở ăn uống dày đặc.

Có những con đường dài chưa tới 1km nhưng có hơn 100 khách sạn, nhà nghỉ lớn nhỏ như Nguyễn Chí Thanh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phan Bội Châu. Các công trình được xây dựng tại đây mỗi căn mỗi vẻ.

Xung quanh Đồi dinh từng là một vùng đồi thoáng đãng, thơ mộng tạo góc nhìn về chợ Đà Lạt - hồ Xuân Hương, hiện đã trở thành một mảng bê tông rộng lớn.

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt giữa trùng trùng điệp điệp bêtông - Ảnh 4.

Chợ Đà Lạt, đường Nguyễn Thị Minh Khai trước chợ rất lộn xộn do nhiều ki-ốt bán hàng lộn xộn không phù hợp - Ảnh: M.VINH

Ngày 15-3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt. Đồ án này căn cứ định hướng quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014.

Đây là đồ án được giới chuyên môn đánh giá sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo của khu trung tâm Hòa Bình với hơn 30ha, bao gồm toàn bộ diện tích từ bờ phía bắc hồ Xuân Hương. Đồ án do kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị thực hiện.

Theo quy hoạch, chỉ có chợ Đà Lạt còn được giữ nguyên vẹn. Rạp hát Hòa Bình sẽ bị dở bỏ, dinh tỉnh trưởng sẽ bị dời nguyên khối. Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị trao đổi: "Không gian cần được thiết kế lại cho phù hợp với xu thế phát triển. Công năng của các công trình cũ sẽ được giữ lại".

Tuy nhiên, với nhiều người dân Đà Lạt và những du khách thường xuyên đến Đà Lạt, khu trung tâm Hòa Bình cần được "dọn dẹp", nhưng những công trình kiến trúc cổ cần được tôn trọng tối đa. Đó là những chứng nhân của Đà Lạt, là ký ức không chỉ của cư dân Đà Lạt mà của nhiều người yêu Đà Lạt trong và ngoài nước.

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt giữa trùng trùng điệp điệp bêtông - Ảnh 5.

Khu trung tâm Hòa Bình chật hẹp nhưng các khách sạn có công suất phòng, khối tích công trình lớn vẫn được xây dựng gây ra tình trạng lộn xộn - Ảnh: M.VINH

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt giữa trùng trùng điệp điệp bêtông - Ảnh 6.

Một khách sạn lớn được xây dựng trong đường Tăng Bạt Hổ, một con đường rất nhỏ nối vào khu vực rạp Hòa Bình - Ảnh: M.VINH

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt giữa trùng trùng điệp điệp bêtông - Ảnh 7.

Chợ mới Đà Lạt là một công trình phức hợp (căn hộ - trung tâm thương mại - chợ truyền thống) có diện tích xây dựng hơn 40.000m2 với 4 tầng hầm, 9 tầng lộ thiên xây dựng ngay bên cạnh chợ Đà Lạt cũ - Ảnh: M.VINH

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt giữa trùng trùng điệp điệp bêtông - Ảnh 8.

Có những công trình có chiều cao vượt hẳn công trình điểm nhấn là rạp Hòa Bình và nằm bên cạnh rạp - Ảnh: M.VINH

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt giữa trùng trùng điệp điệp bêtông - Ảnh 9.

Chợ Đà Lạt với kiến trúc đặc biệt do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế có không gian hướng về hồ Xuân Hương, mở rộng tầm nhìn ra các hướng còn lại, nhưng bị những công trình khách sạn cao tầng, khối tích lớn, trong đó có tòa nhà Bavico án ngữ - Ảnh: M.VINH

Ông Võ Đất Lành, một người dân thuộc diện sẽ di dời để thực hiện các công trình trong quy hoạch, cho biết: "Chúng tôi không phản đối với chủ trương chung để làm mới cảnh quan khu vực, nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho người dân, không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần. Đừng làm mất những công trình đã trở thành điểm nhấn và có nhiều kỷ niệm với chúng tôi".

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, trong một trao đổi về việc quy hoạch khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, nhận định: "Cần bảo tồn các công trình kiến trúc cổ trong khu vực. Đó là giá trị điểm nhấn tạo khác biệt giữ Đà Lạt và các đô thị du lịch khác.

Giải tỏa các công trình không phù hợp với cảnh quan chung là cần thiết, nhưng giải tỏa để tạo mảng xanh mặt nước, phù hợp với quy hoạch chung. Thực sự không cần thiết khi giải tỏa, đưa ra các giải pháp để xây dựng các công trình cao tầng".

Trung tâm Đà Lạt: Sẽ dỡ bỏ rạp Hoà Bình, di dời dinh tỉnh trưởng Trung tâm Đà Lạt: Sẽ dỡ bỏ rạp Hoà Bình, di dời dinh tỉnh trưởng

TTO - Rạp Hoà Bình sẽ bị dỡ bỏ, dinh tỉnh trưởng sẽ được di dời nguyên khối để thực hiện các công trình nằm trong đồ án "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt".

MAI VINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên