Thứ 6, ngày 1 tháng 7 năm 2022
Lâm Đồng ngăn chặn 'mở đường để tách thửa' bằng quy hoạch
TTO - UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy định mới về việc tách thửa, hợp thửa đất, theo đó chỉ được thực hiện tách thửa khi có thiết kế, quy hoạch được cơ quan chức năng phê duyệt.

Từ một thửa đất nông nghiệp lớn tại TP Bảo Lộc, chủ đất đã "hiến đất mở đường", sau đó phân lô nhỏ để chào bán - Ảnh: M.VINH
Ngày 1-11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (40/2021-QĐ-UBND).
Theo quy định mới ban hành này, chỉ được tách thửa đất khi có bản vẽ thiết kế, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây được xem là quy định nhằm chấn chỉnh việc lợi dụng quy định "hiến đất làm đường" để phân lô xẻ nền trái phép nhiều năm qua tại địa phương.
Theo quy định, đất được tách thửa phải tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu và đã thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp có đường giao thông hiện hữu nhưng chưa được thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc giấy chứng nhận đã cấp thì UBND cấp xã xác nhận về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất, trước khi tham mưu UBND cấp huyện xác nhận cho tồn tại đối với trường hợp không phải là đường tự ý mở và cộng đồng dân cư đã sử dụng ổn định; trước khi xem xét tách thửa, hợp thửa.

Con đường trái phép mở ngay trong vùng chè, cà phê Bảo Lộc rộng hơn 30 hecta - Ảnh: M.VINH
Đối với thửa đất lớn, chưa có đường và phải mở đường mới thì có 2 trường hợp. Đầu tiên, nếu thửa đất nhỏ hơn 5ha thì lập bản vẽ tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500, được UBND cấp huyện ký duyệt bản vẽ kèm theo văn bản thống nhất; trong đó thể hiện các quy chuẩn quy định liên quan đến hạ tầng kỹ thuật đường giao thông thuộc bản vẽ gồm: sự tương đồng về chiều rộng của đường giao thông đấu nối, chiều rộng đường giao thông nội khu; chiều rộng đường đấu nối và đường nội khu trong bản vẽ lớn hơn 7m (bao gồm lòng đường, lề đường, mương thoát nước,...).
Ngoài ra, đối với thửa đất hoặc khu đất đề nghị tách thửa, hợp thửa mà có diện tích từ 5.000m2 trở lên sau khi đã trừ diện tích làm đường giao thông thì phải dành ít nhất 5% diện tích của thửa đất hoặc khu đất để làm hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng.
Đối với thửa đất nhỏ lớn hơn 5ha thì lập quy hoạch chi tiết xây dựng trình phê duyệt theo quy định để triển khai thực hiện.
Với thửa đất hoặc khu đất đề nghị tách thửa, hợp thửa mà có diện tích từ 5.000m2 trở lên sau khi đã trừ diện tích làm đường giao thông thì phải dành ít nhất 5% diện tích của thửa đất hoặc khu đất để làm hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng.
UBND tỉnh Lâm Đồng
Cho phép hợp thửa cùng mục đích sử dụng đất vào trong cùng một thửa đất và không quy định diện tích, kích thước tối thiểu khi hợp thửa.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng quy định rõ diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp. Theo đó, diện tích tối thiểu tách thửa là 500m2 tại khu vực đô thị; 1.000m2 tại khu vực nông thôn.
Trường hợp tiếp giáp với đường giao thông thì ngoài diện tích tối thiểu tách thửa theo quy định tại khoản này gồm cả diện tích thuộc hành lang bảo vệ công trình công cộng (nếu có) thì còn phải đảm bảo có kích thước cạnh tiếp giáp đường lớn hơn 10m.
Chấn chỉnh nạn "hiến đất mở đường" làm dự án lậu
Giữa tháng 6-2021, UBND tỉnh Lâm Đồng ra văn bản tạm dừng giải quyết các hồ sơ liên quan đến việc tách, hợp thửa do hình thành đường giao thông mới từ việc người dân hiến đất làm đường. Lý do của việc dừng tách thửa được UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra là để Hội đồng tư vấn pháp lý của tỉnh nghiên cứu hoàn thiện các quy định quản lý.
Trước đó, Tuổi Trẻ đã liên tục phản ánh việc người dân, các công ty thu gom đất nông nghiệp, sau đó thực hiện "hiến đất mở đường" nhằm hợp thức hóa việc phân lô xẻ nền, từ đó hình thành các dự án bất động sản lậu gây bất ổn kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, khu vực nông thôn.
Tỉnh Lâm Đồng nhìn nhận, hiện tượng hiến đất mở đường không chỉ xảy ra riêng ở địa phương Bảo Lộc, mà còn ở nhiều huyện khác như Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng,... Tại Bảo Lộc, Công an tỉnh Lâm Đồng đang vào cuộc điều tra các sai phạm quản lý đất đai tại đây.
-
TTO - Một công ty ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam bị xử phạt 140 triệu đồng vì hành vi chiếm hơn 4.800m2 đất phi nông nghiệp.
-
TTO - Các quận huyện chủ động rà soát quy hoạch, phát triển dựa trên tiềm năng thực tế địa phương để đóng góp đồ án quy hoạch chung và quy hoạch tích hợp của TP. Đây là chiều quy hoạch thứ 2, ngược lại cách phân bổ từ trên xuống theo truyền thống.
-
TTO - Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Nhà Đất Việt Trần Trung Hiếu bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
-
TTO - Dự tính số lượng căn hộ chào bán ra thị trường TP.HCM trong năm nay đạt 22.000 - 24.000 căn, đến nay đã đạt 14.000 căn.
-
Đề án thành lập thành phố năm 2023 và hạ tầng liên tục được nâng cấp, hoàn thiện giúp Tân Uyên trở thành đích đến cho nhà đầu tư bất động sản.
-
TTO - Vợ chồng bà Đặng Thị Hồng Vân (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) bỏ ra 3 tỉ đồng mua 1 lô đất đã có 'sổ đỏ', diện tích 245m2.
-
TTO - Công ty cổ phần đầu tư Phước Nam - Ninh Thuận (chủ đầu tư Khu công nghiệp Phước Nam, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) khai thác trái phép 5.000m3 đất trong quá trình thực hiện dự án.
-
TTO - Ngân hàng (NH) Nhà nước dự kiến quy định NH phải xác định và kiểm soát một số khoản cho vay "giá trị lớn". Nhưng một số lãnh đạo NH cho rằng không đơn giản để xác định "giá trị lớn".
-
TTO - Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất, khắc phục chênh lệch địa tô, bỏ khung giá đất và giao địa phương xác định giá đất theo thị trường, đánh thuế cao với người nhiều đất, nhiều nhà, đầu cơ đất...
-
TTO - Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận