26/03/2013 04:05 GMT+7

Lập chức danh tổng thư ký Quốc hội

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TT - Ông Vũ Mão - nguyên chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (QH) - đã đưa ra đề xuất nêu trên tại hội thảo “Báo cáo kết quả các nghiên cứu chuyên đề phục vụ việc sửa đổi Hiến pháp 1992” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 25-3.

"Trước đây chúng ta quy định UBTVQH có thẩm quyền ban hành pháp lệnh, tuy nhiên đến giai đoạn không cần thiết ra pháp lệnh nữa thì nên xem xét dừng lại theo hướng bỏ thẩm quyền ban hành pháp lệnh của UBTVQH"

Ông Bùi Ngọc Thanh (nguyên ủy viên UBTVQH)

Ông Vũ Mão nói nên quy định UBTVQH gồm có chủ tịch QH, các phó chủ tịch QH, tổng thư ký QH và các ủy viên. Việc lập chức danh tổng thư ký QH được hiểu là tách hai lĩnh vực công việc của chủ nhiệm Văn phòng QH hiện nay. Theo đó, tổng thư ký QH là người tham mưu, giúp QH, UBTVQH điều hành công việc trong lĩnh vực chuyên môn, còn các công việc khác về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc... của QH sẽ do bộ phận văn phòng đảm nhiệm. “Chức danh tổng thư ký là cần thiết và trước đây từng có. QH các nước đều có chức danh này” - ông Vũ Mão nói. Theo ông Đinh Xuân Thảo - viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, việc lập lại chức danh tổng thư ký QH đã được đề cập chính thức trong một đề án có liên quan và sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời gian tới.

Hội thảo cũng đã nghe và thảo luận các nghiên cứu chuyên đề về xác định nhiệm vụ, quyền hạn của QH và UBTVQH trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, về chế định chính quyền địa phương và về hai thiết chế độc lập gồm cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách và hội đồng bầu cử quốc gia. Trong đó, nhóm chuyên gia cho rằng không nên quy định UBTVQH “lãnh đạo công tác của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của QH”, mà giữ nguyên như Hiến pháp hiện hành. Bởi vì UBTVQH không phải là “QH thu nhỏ”, không phải là “cấp trên” các cơ quan của QH và cũng không phải là thiết chế có chuyên môn sâu theo ngành, lĩnh vực nên không thể và không có khả năng để lãnh đạo các cơ quan này.

Hơn nữa, ở thiết chế dân chủ, nguyên tắc “lãnh đạo” cũng không phù hợp. Ngoài ra, nên để QH bầu hoặc phê chuẩn, hoặc do các thành viên của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của QH tự bầu “các phó chủ tịch và các ủy viên Hội đồng dân tộc” tại phiên họp đầu tiên của hội đồng, ủy ban trong nhiệm kỳ khóa mới, chứ không nên trao cho UBTVQH. Bởi lẽ đây là các cơ quan của QH nên thuộc thẩm quyền của QH hoặc chính thành viên cơ quan đó quyết định.

Cũng theo nhóm chuyên gia, cần quy định chủ tịch nước có quyền tuyên bố để chính thức hóa những quyết định của QH hoặc UBTVQH về chiến tranh và hòa bình, tình trạng khẩn cấp và các biện pháp đặc biệt khác nhằm đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia, tổng động viên hoặc động viên cục bộ, trưng cầu ý dân, đại xá. Bởi lẽ đây là những thẩm quyền mà khi thực hiện cần nhân danh Nhà nước hoặc thể hiện tiếng nói của cả dân tộc.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10Chính quyền đô thị không chỉ dành riêng TP.HCMTổ chức chính quyền địa phương theo thực tế cuộc sốngVẫn nhận ý kiến góp ý Hiến pháp khi đã có báo cáoPhải thật sự lắng nghe dânTập hợp ý kiến phải dân chủ, khách quanCần nhấn mạnh hơn nghĩa vụ công dânỦy ban Thường vụ Quốc hội được phê chuẩn miễn nhiệm bộ trưởng?Làm rõ quyền tài sản và tài sản trong đất đaiCần quy định rõ quyền biểu quyết của công dânQuyền công dân có thể bị giới hạnPhải làm rõ các quyền dân chủ trực tiếp

V.V.THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên