02/07/2023 19:44 GMT+7

'Lệnh' giảm VAT đã có hiệu lực, vẫn còn nơi giảm nơi chưa

Hai ngày cuối tuần, dù chính sách giảm thuế VAT đã có hiệu lực nhưng vẫn có tình trạng nơi áp dụng, nơi không. Không ít doanh nghiệp bối rối.

Lệnh giảm VAT đã có hiệu lực, vẫn còn nơi giảm nơi chưa - Ảnh 1.

Một hóa đơn dịch vụ ăn uống xuất trưa 1-7 nhưng vẫn áp thuế suất 10% - Ảnh: L.T.

Trước 1-7, thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) nhiều nhóm mặt hàng là 10% nhưng từ ngày 1-7 giảm về 8% theo nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên mãi đến chiều muộn 30-6 mới có nghị định hướng dẫn nên nhiều doanh nghiệp chạy bở hơi tai.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, do "cập rập" như vậy nên dù chính sách giảm 2% VAT đã có hiệu lực từ ngày 1-7 nhưng không ít điểm bán hàng "phớt lờ".

Chị K.Anh (quận 10, TP.HCM) cho biết chị vừa có chuyến công tác tại Hà Nội. Hôm 1-7, khi thanh toán tiền lưu trú khách sạn ở phố Bảo Khánh, nhân viên vẫn tính theo mức thuế VAT 10%.

"Tôi nói thuế VAT đã giảm còn 8% thì nhân viên lễ tân mới liên hệ với kế toán của khách sạn rồi giảm thuế cho tôi. Nhưng một nhà hàng trên phố Quán Sứ thì hóa đơn xuất ra vẫn là mức thuế cũ 10%. Lúc đó, tôi không để ý lúc xuất hóa đơn tính tiền, nên giờ tôi liên hệ thì họ đồng ý xuất lại hóa đơn theo mức thuế 8%" - chị K.Anh kể.

Trong khi đó hầu hết các siêu thị, cửa hàng bán theo chuỗi thì việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% được áp dụng rất kịp thời. Nhờ đó, giá hàng hóa, dịch vụ cũng giảm theo.

Chị Trần Thảo Nguyên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết sáng 2-7 có đi mua hàng, tới siêu thị thông báo thuế VAT nhiều mặt hàng được giảm từ 10% xuống 8%. Nên số tiền có được nhờ giảm thuế thì chị sẽ mua thêm hàng.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, Nghị quyết về giảm thuế được thông qua ngày 24-6, nhưng mãi đến chiều 30-6 mới có nghị định và khoảng 18h30 mới có văn bản hỏa tốc của Tổng cục Thuế. Trong khi ngày 30-6 vừa là thời điểm cuối tuần, cuối tháng lẫn cuối quý nên doanh nghiệp không xoay xở kịp.

Giám đốc một doanh nghiệp tại quận 1, TP.HCM cho biết do gấp quá nên doanh nghiệp không điều chỉnh kịp phần mềm để xuất hóa đơn, phải nợ hóa đơn. Thời điểm 18h30 nhân viên đã hết giờ làm việc và họ sẽ nghỉ thêm hai ngày cuối tuần nên rất "kẹt".

Có doanh nghiệp còn rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi cố gắng làm đêm 30-6 để kịp tạo hóa đơn thuế suất 10% gửi cho khách hàng nhưng đến lúc ký thì bị lỗi, làm không kịp trước giờ "giao thừa".

"Không biết hóa đơn đã tạo nhưng sau ngày 1-7 mới ký thì áp dụng thuế suất VAT là 8% hay 10%?", một kế toán đặt câu hỏi trên diễn đàn về thuế. Có trường hợp xảy ra tranh cãi giữa bên bán và bên mua, bên mua đòi 8% trong khi nên bán khăng khăng 10%.

Trường hợp trên không phải cá biệt vì có nhiều trường hợp rơi vào tình cảnh này và cũng không biết phải xử lý thế nào. Nhiều lời cảm thán như "mỗi lần giảm thuế tăng thuế là đau hết đầu", "thao thức vì 8 hay 10 là có thật" khắp các diễn đàn về thuế, kế toán.

Theo các doanh nghiệp, lo nhất là áp dụng sai, khi đó xử lý lại sẽ rắc rối, thậm chí bị phạt.

"Chúng tôi mong mỗi khi áp dụng chính sách mới có phạm vi ảnh hưởng rộng như giảm thuế VAT, cơ quan thuế nên ban hành sớm hướng dẫn để doanh nghiệp kịp chuẩn bị, tránh dồn đến giờ chót. Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ chứ dồn hết vào giờ cuối thì rủi ro doanh nghiệp gánh hết", giám đốc một doanh nghiệp tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) bày tỏ.

Không tán thành giảm thuế VAT với ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sảnKhông tán thành giảm thuế VAT với ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản

Sáng 13-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo nghị quyết về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên