16/07/2008 15:07 GMT+7

Luật Quy hoạch đô thị: Có hạn chế được nhà siêu mỏng, siêu méo?

Theo QUỲNH TRANG - Lao Động
Theo QUỲNH TRANG - Lao Động

Một trong những vấn đề nhức nhối của quy hoạch đô thị (QHĐT) thời gian qua là tình trạng tự phát, thiếu đồng bộ, dẫn đến những lộn xộn trong quản lý đô thị (ĐT), chất lượng ĐT giảm sút.

nNKUQ0NS.jpgPhóng to
Những ngôi nhà siêu mỏng trên đường Kim Liên (HN) mới
Một trong những vấn đề nhức nhối của quy hoạch đô thị (QHĐT) thời gian qua là tình trạng tự phát, thiếu đồng bộ, dẫn đến những lộn xộn trong quản lý đô thị (ĐT), chất lượng ĐT giảm sút.

Trước thực tế này, Bộ Xây dựng ngày 15-7 đã tổ chức giới thiệu đến cơ quan quản lý, sở quy hoạch - kiến trúc các địa phương về dự thảo lần thứ 8 Luật QHĐT do bộ chủ trì soạn thảo, dự kiến sẽ được trình lên Chính phủ vào tháng 8 tới.

Sẽ lại có kiến trúc sư trưởng?

Theo dự thảo Luật QHĐT, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan tổ chức lập quy hoạch chung ĐT các ĐT thuộc trung ương loại đặc biệt, các ĐT mới liên tỉnh; quy hoạch chi tiết ĐT các khu chức năng trong ĐT mới liên tỉnh; UBND các tỉnh lập quy hoạch chung ĐT các ĐT thuộc T.Ư (trừ ĐT loại đặc biệt), quy hoạch chung ĐT và các ĐT mới thuộc tỉnh, huyện...

Để gắn việc lập quy hoạch với việc lập dự án đầu tư, dự thảo luật quy định việc Nhà nước giao trực tiếp cho các chủ đầu tư lập đồ án quy hoạch chi tiết ĐT thông qua việc cấp giấy phép quy hoạch. Vốn ngân sách được bố trí cho việc lập QHĐT được sử dụng cho việc khảo sát địa hình, địa chất; lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý công tác lập quy hoạch; tổ chức công bố, công khai quy hoạch và cắm mốc giới ngoài thực địa.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, để có sự phản biện độc lập khi UBND tỉnh, thành phố ra quyết định phê duyệt, quản lý quy hoạch, dự thảo luật đưa ra ý kiến hình thành hội đồng kiến trúc quy hoạch (là tổ chức tư vấn phản biện cho UBND tỉnh, thành trước khi đưa ra quyết định cuối cùng đối với các vấn đề về kiến trúc, quy hoạch) và duy trì trở lại chức danh kiến trúc sư trưởng TP -KTST (với vai trò chức danh cá nhân, chuyên gia tư vấn, phản biện cho UBNDTP).

Dự luật cũng quy định việc công khai đồ án quy hoạch cho dân biết. Trong vòng 30 ngày làm việc, đồ án QHĐT được duyệt phải được UBND các cấp công bố rộng rãi trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Đồ án QHĐT đã được duyệt phải được trưng bày công khai thường xuyên, liên tục, bằng bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không thực hiện công bố, công khai hoặc công bố chậm, công bố sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

KTST hoạt động độc lập về chuyên môn và chỉ chịu sự chủ đạo trực tiếp của Chủ tịch tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, đang có nhiều ý kiến không đồng tình về việc dựng lại chức danh này. Giải thích về điều này, ông Chính bảo lưu quan điểm, cho rằng: Vai trò của KTST sẽ không như trước đây, sẽ không có nhiều quyền để muốn làm gì thì làm. KTST như dự thảo không có quyền ra văn bản, chỉ thị và cũng không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có KTKT.

Nhà nhỏ hơn 15m2: Không được xây dựng

Một trong những điểm mới của dự thảo luật là yêu cầu thiết kế ĐT phải được lồng ghép trong quá trình lập đồ án QHĐT. Theo Thứ trưởng Trần Ngọc Chính, quy định như vậy là để khắc phục tình trạng phải "thoả thuận quy hoạch" do trước đây việc cấp phép xây dựng không căn cứ trên thiết kế ĐT. Dự luật quy định: Đối với các khu vực ĐT đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng các thửa đất thì chỉ cần lập đồ án thiết kế ĐT, không phải lập đồ án QHĐT.

Song đối với các đường phố cũ trong ĐT thì bắt buộc phải lập đồ án thiết kế ĐT làm cơ sở để cấp phép xây dựng. Nghĩa là đã có lối ra cho việc cải tạo, chỉnh trang ĐT, khi người dân cải tạo, cơi nới nhà cửa thì họ buộc phải tuân thủ thiết kế ĐT đã được duyệt, nếu không muốn giữ nguyên hiện trạng. Đối với nhà siêu mỏng, siêu méo, nếu diện tích trên 15m2 thì chỉ được xây nhà 2 tầng, trường hợp diện tích nhỏ hơn 15m2, dự thảo luật quy định sẽ không cấp phép xây dựng.

Khi Nhà nước thu hồi đất, những nhà này sẽ không được bồi thường bằng quỹ đất hoặc công trình, mà chỉ bồi thường bằng tiền. Trong trường hợp này, theo Thứ trưởng Chính, người dân có thể chọn giải pháp bán lại cho Nhà nước để phục vụ mục đích công cộng hoặc cho một cơ quan, đơn vị nào đó để hợp khối, nhưng phải có quy định về giá, không thể tùy tiện muốn bán giá nào thì bán.

"Nếu quản lý tốt, tôi cho rằng sẽ không còn nhà siêu mỏng nữa" - ông Chính nói.

Theo QUỲNH TRANG - Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên