Thứ 2, ngày 23 tháng 5 năm 2022
Một công ty ém 1.200 lô đất tái định cư
TT - Đơn vị ém đất tái định cư nhiều nhất là Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng - xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng dưới thời ông Nguyễn Tuấn Anh làm tổng giám đốc với 1.200 lô.
![]() |
Dự án khu dân cư ở P.Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Đây là một dự án có tình trạng “ém” đất tái định cư - Ảnh: Hữu Khá |
Ngày 25-6, ông Võ Duy Khương - phó chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng - cho biết đã tiến hành họp kiểm điểm, kỷ luật đối với những sai sót trong vụ cố tình báo cáo sai sự thật gần 17.000 lô đất tái định cư.
Theo ông Khương, qua báo cáo kiểm điểm, nhiều cá nhân đã tự nhận hình thức kỷ luật và TP vẫn đang tiếp tục xử lý.
Đơn vị ém đất tái định cư, báo cáo sai sự thật nhiều nhất là Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng - xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng dưới thời ông Nguyễn Tuấn Anh làm tổng giám đốc với 1.200 lô đất tái định cư. Công ty này hiện đã cổ phần hóa 100% và bán cho một đơn vị tư nhân.
Riêng các công ty, ban quản lý khác thì ém, báo cáo sai sự thật từ vài chục lô đất đến vài trăm lô. Theo ông Khương, vụ việc có trách nhiệm của Văn phòng UBND TP vì không có phương pháp tổng hợp nên các ban quản lý báo cáo sai mà không biết.
Như Tuổi Trẻ đưa tin, vụ ém đất tái định cư của Nhà nước được phát hiện vào tháng 12-2014, khi lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho rà soát lại quỹ đất tái định cư trên địa bàn do 17 ban quản lý dự án, công ty quản lý thì phát hiện các đơn vị này để ngoài sổ sách gần 17.000 lô đất.
Vụ báo cáo sai sự thật về quỹ đất tái định cư gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách do Nhà nước bỏ ra hàng chục tỉ đồng để hỗ trợ dân tái định cư trả tiền thuê nhà.
-
TTO - Cụm công nghiệp Quảng Tâm có diện tích 35ha (huyện Tuy Đức) được UBND tỉnh Đắk Nông giao đất vào cuối năm 2009 và bị lấn chiếm cho đến nay. Suốt 12 năm qua, chính quyền các cấp tỉnh này lúng túng xử lý không xong.
-
TTO - Việc gom đất, thổi giá "đón đầu" hai dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa và Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) khiến chính quyền các địa phương vất vả ngăn chặn.
-
TTO - Hơn 100 dự án bất động sản với nhiều kiểu vướng mắc được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng hợp kiến nghị, gửi đến UBND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền từ tháng 3 đến tháng 5-2022.
-
TTO - UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo Bộ Xây dựng về rà soát tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình đa chức năng Postef, số 61 Trần Phú (phường Điện Biên, quận Ba Đình).
-
TTO - Khu đất mà người mẫu Ngọc Trinh nói mới mua tiếp tục gây xôn xao, khi chủ sở hữu đích thực nói có người thuê đất của bà để tổ chức tiệc, sau đó xuất hiện hình ảnh Ngọc Trinh chụp với khu đất.
-
TTO - Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng sau khi kiểm tra thực địa tại Nông trường Quý Cao, huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo tập trung xử lý dứt điểm vấn đề giải thể của doanh nghiệp cũng như tình trạng xây dựng trái phép tràn lan tại nông trường.
-
TTO - Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết đang thu thập các chứng cứ liên quan tới việc người mẫu Ngọc Trinh tung tin sai sự thật.
-
TTO - Dù không phải cán bộ, nhân viên thuộc Nông trường Quý Cao nhưng vẫn có đất giao khoán tại đây và ngang nhiên xây dựng công trình nhà ở kiên cố, biệt thự, nhà nghỉ... từ nhiều năm nay mà không bị cơ quan nào kiểm tra, xử lý dứt điểm.
-
TTO - Trong khi các nhà đầu tư lo lắng về việc tăng lãi suất, về chuỗi cung ứng và suy thoái kinh tế, các tỉ phú càng lo lắng hơn. Và họ đang đổ xô vào một loại tài sản đã được chứng minh về khả năng bảo vệ của cải: đất nông nghiệp.
-
TTO - Lãnh đạo thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) khẳng định không có chuyện người mẫu Ngọc Trinh mua 11ha đất ở địa phương để làm homestay như các trang mạng, báo thông tin. Đây chỉ là chiêu trò để thổi giá đất.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận