Thứ 2, ngày 18 tháng 1 năm 2021
Nên giữ tiền mặt hay 'xuống tiền' cho bất động sản thời điểm này?
Trước tình hình kinh tế đang có nhiều khó khăn thì việc cân nhắc đầu tư vào kênh nào đang được giới đầu tư rất quan tâm. Một số kênh như chứng khoán, vàng, bất động sản (BĐS), gửi tiết kiệm hay giữ tiền mặt đang được nhiều nhà đầu tư (NĐT) đắn đo.
Làm gì với nguồn tài chính sẵn có?
Chia sẻ tại một tọa đàm mới đây, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam đã có những phân tích về các kênh mà NĐT có thể cân nhắc để "bỏ tiền" vào.
Theo ông Thành, gửi tiền ngân hàng bao giờ cũng bị mất giá. Chẳng hạn, gửi tiền ngân hàng dài hạn được 7% nhưng thực chất tiền sẽ mất giá, như năm trước sẽ là 5% còn năm nay là 3%. Như vậy, lợi suất khi gửi ngân hàng chỉ là 4% do trượt giá mà chúng ta không nhìn thấy được. Tuy vậy, gửi ngân hàng thì gần như rủi ro bằng 0.
Còn nếu đầu tư BĐS tiền thuê mỗi năm được khoảng 4%, và giá trị BĐS tăng mỗi năm khoảng 5% nữa thì NĐT được khoảng 10%. Đầu tư BĐS thì có thể xảy ra rủi ro hơn gửi tiết kiệm. Nhưng, căn cứ giữa 4% với 10% thì có xứng đáng để chấp nhận rủi ro để hưởng lợi suất hay không?
"Tôi thích đầu tư BĐS vì tôi có niềm tin sắt đá về giá BĐS không xuống, trừ một số dự án chung cư không được quản lý, bảo trì tốt. Trong khi đó, vàng lên xuống theo thời điểm. Tại sao tôi chấp nhận đầu tư BĐS dù lãi suất cho thuê khoảng chỉ 4.5%, bởi tôi tin rằng giá không xuống mà sẽ tăng đều", ông Thành chia sẻ.

BĐS vẫn là kênh nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo nhà đầu tư
Còn nếu đầu tư vào vàng, theo vị chuyên gia này về dài hạn có thể tăng nhưng chỉ cần thị trường có biến động thì giá vàng lại đột ngột tăng, giảm. Nếu như vậy đầu tư vào vàng thì kỳ vọng ít nhất là 20% thì mới nên chấp nhận đầu tư.
Phân tích thêm kênh đầu tư chứng khoán, ông Thành cho rằng, thời điểm này, từ tác động của Covid 19 sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết giảm nhưng có thể tăng lên vào năm sau. Vấn đề là niềm tin của nhà đầu tư đặt vào đó đang căn cứ vào lợi nhuận kỳ vọng vào các doanh nghiệp mà nhà đầu tư sẽ quyết định mua hay không. Ngoài ra, phải xem xu hướng của các quỹ đầu tư nước ngoài để học hỏi và cân nhắc đầu tư.
"Với thị trường hiện nay, những NĐT có sẵn tài chính nhàn rỗi (không vay ngân hàng) thì nên vào thị trường, chấp nhận tỉ lệ lợi nhuận thấp so với kì vọng. Nhưng bù lại, nếu tính về giá trị sản phẩm gia tăng trong tương lai thì đây là bài toán tốt nếu chọn kênh đầu tư BĐS lúc này. Chắc chắn về trung – dài hạn BĐS vẫn sinh lợi nhuận tốt", ông Thành khẳng định.
Còn ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất, an toàn nhất và có dư địa lớn nhất. Về yếu tố sinh lợi thông qua giá trị, thị trường BĐS trong suốt nhiều năm qua, chưa có cuộc khủng hoảng nào mà BĐS giảm giá. Ngược lại, BĐS vẫn tăng đều, bình quân từ 5-7%. Ngoài ra, BĐS còn có khả năng sinh lợi khi khai thác kinh doanh để gia tăng thêm lãi.
Với BĐS nghỉ dưỡng, đây là phân khúc có lợi thế, dư địa lớn để phát triển. Trong vòng 5, 10 năm nữa, du lịch Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh và thu hút tầm cỡ thế giới. Theo ông Đính, trên thực tế, BĐS nghỉ dưỡng ở thời điểm hiện tại cũng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh nhưng vẫn nhận được quan tâm rất lớn của các NĐT.
Thời điểm hấp dẫn để "xuống tiền"?
Theo các chuyên gia, mua BĐS lúc này sẽ được giá tốt. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để người mua tính toán được mức sinh lợi cụ thể ở các phân khúc, sự lựa chọn sản phẩm đẹp cũng đa dạng hơn.
Tại hội thảo mới đây, TS. Cấn Văn Lực lưu ý về một số phân khúc đang được quan tâm là "Second home" và BĐS nhà ở. Nếu quyết định đầu tư lâu dài thì BĐS du lịch là một kênh đáng lưu ý.
Ông Lực nhấn mạnh thêm rằng lãi suất đi vay để mua nhà hiện nay tương đối hấp dẫn và nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục giảm. Nhiều ngân hàng tung ra các gói cho vay kỳ hạn 9 năm đổ xuống với lãi suất chỉ từ 7-9%/năm. Đây là mức lãi suất khá hấp dẫn.
"Thời điểm hiện nay có tiền mặt là vua, nhưng cũng là thời điểm xuống tiền cho BĐS tương đối hấp dẫn", ông Lực nhấn mạnh. Chưa kể, nhìn dài hạn BĐS vẫn là kênh đầu tư có tiềm năng trong tương lai.

Thu nhập tiền thuê lên đến 80 triệu đồng/tháng từ chương trình “cam kết thuê lại”
Bên cạnh đó, điều chắc chắn là giữa mùa dịch để kích thích nhu cầu mua BĐS, các CĐT sẽ dành những ưu đãi mạnh tay hơn hẳn so với thời điểm khác. Biên lợi nhuận của người mua cũng được kì vọng nhiều hơn khi thị trường tốt lên.
Chẳng hạn, mới đây Phân kì Wonderland thuộc Tổ hợp Du lịch Nghỉ dưỡng Giải trí NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa - Vũng Tàu) ra mắt một loạt sản phẩm lạ mắt, khan hiếm trên thị trường như: biệt thự tứ lập, boutique hotel 6 tầng, shophouse.
Đặc biệt, nhóm shophouse ven biển được áp dụng chương trình "cam kết thuê lại" trong 5 năm đầu tiên với thu nhập tiền thuê lên đến 80 triệu đồng/tháng và được quản lý vận hành bởi Nova F&B.
Theo đại diện đơn vị này, đây là ưu đãi hấp dẫn nhất từ trước đến nay dành cho dòng shophouse nằm ven biển Hồ Tràm, nhằm tạo điều kiện để NĐT vừa có thể nghỉ dưỡng, vừa khai thác cho thuê hiệu quả cũng như tìm kiếm cơ hội tăng giá trị khi hạ tầng tiện ích toàn dự án 1.000ha hoàn thiện.
Wonderland - sống an toàn, đầu tư an tâm.
Tặng ngay 100 triệu ưu đãi booking
Ưu đãi chiết khấu lên đến 9%
Cam kết thuê lại 05 năm bởi Nova F&B
Tặng Voucher trị giá 200 triệu (áp dụng cho Villas)
Giảm thêm đến 5% cho Khách hàng Nova Loyalty
Ưu đãi đặc biệt với gói trải nghiệm Nova Prince trị giá 300 triệu
(*) Áp dụng điều kiện.
Hotline: 0979 808 888 - 0903 694 888
-
TTO - Một dự án nhà đất tại Q.10, TP.HCM chưa được cấp phép đã rao bán căn hộ. Trong năm qua, UBND quận đã ba lần phát thông tin cảnh báo ngăn chặn việc quảng cáo và rao bán này. Nhưng vì sao chưa thể xử lý việc này?
-
TTO - Theo báo cáo của phường, dù được cấp phép xây dựng một căn nhà ở riêng lẻ với quy mô 1 trệt, 3 lầu, chủ đầu tư đã xây dựng hàng loạt công trình không phép trên nhiều thửa đất khác nhau với quy mô hàng chục ngàn mét vuông.
-
TTO - Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường đặc biệt lưu ý đến việc cấp giấy chủ quyền cho căn hộ chung cư.
-
TTO - Tài liệu thu thập và kết quả điều tra cho thấy ông Đặng Tiến Trường (giám đốc Công ty cổ phần King Home Land) đã ký nhiều hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với 22 cá nhân, nhận tổng cộng gần 21,7 tỉ đồng.
-
TTO - Bị người khác chiếm dụng đất xây nhà ở, tòa án xử trả lại đất cho chủ đất nhưng người chiếm dụng vẫn ở. Gần 2 năm nay, chủ đất gặp nhiều rắc rối khi làm lại giấy tờ đất và đòi lại đất.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 101 (năm 2015) về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
-
TTO - UBND quận 10 đề nghị Sở Thông tin và truyền thông và Trung tâm báo chí TP.HCM hỗ trợ ngăn chặn thông tin quảng cáo sai về dự án Sunshine Continental trên địa bàn quận này.
-
TTO - Khi cấp giấy phép xây dựng và sắp xếp đơn vị hành chính tại TP Thủ Đức trong thời gian tới, cơ quan chức năng phải ghi tên đơn vị hành chính mới. Cá nhân, tổ chức đã được cấp giấy phép không cần điều chỉnh giấy phép xây dựng.
-
TTO - Thanh tra TP.HCM đã chuyển cơ quan công an làm rõ, xử lý vụ 'biến mất' 4.500m2 đất công tại số 14 đường Phú Châu sau quá trình cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV dệt may Gia Định vào cuối năm 2015.
-
TTO - Nhà nước sẽ cưỡng chế thực hiện việc tháo dỡ để đầu tư cải tạo, xây dựng mới chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm khi có từ 50% chủ sở hữu căn hộ đồng ý.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận