25/06/2019 14:56 GMT+7

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Thử tưởng tượng những cũ kỹ của Hà Nội như: cột cờ, nhà hát lớn, ga Hà Nội, phố cổ, biệt thự Pháp cổ, đền chùa, nhà tập thể, chợ hoa Tết, chẳng chịt dây điện, những đoàn tầu xuyên qua thành phố… bước vào tranh thiếu nhi sẽ thế nào?

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 1.

Cột điện chằng chịt dây và những "chuồng cọp" tưởng nhếch nhác mà lại đẹp bất ngờ trong tranh của An Duy

Câu trả lời sẽ là "đầy kinh ngạc và thú vị", nếu bạn được ngắm nhìn những bức tranh của 12 em nhỏ từ 6-13 tuổi trong nhóm Urban Sketchers Hà Nội, vừa được triển lãm tại Hà Nội trong tháng 6 này.

Ai có thể ngờ, những thân thương quen thuộc tưởng rất "già", rất cũ kỹ như nhà cổ, biệt thự cổ, đền chùa, nhà tập thể cũ, chợ truyền thống… hàng ngày trầm mặc, rêu phong nép mình trong nhịp hối hả của thành phố, bỗng lung linh đầy sắc màu và tươi mới bất ngờ trong tranh của các em nhỏ.

Nhiều em trong còn chưa biết chữ, và hẳn là còn chưa đủ trải nghiệm để kịp hiểu về những di sản độc đáo của thành phố quê hương, có lẽ vì thế cái nhìn của các em về những di sản làm nên sắc vóc của thành phố là cái nhìn trong trắng, tươi non.

Thế nên, đền chùa không cũ kỹ, huyền mặc mà ấm áp, thân quen; nhà hát lớn không đồ sộ uy nghi mà gần gũi như ngôi nhà các em ở; nhà tập thể không buồn bã, nhếch nhác mà đầy chất thơ và rộn rã sắc màu; và chợ truyền thống chưa bao giờ sống động đến thế…

Hà Nội thật độc đáo, tươi vui trong tranh của Đậu (Nguyễn Tân); hiền hòa, lãng mạn trong tranh của Minh Anh; ăm ắp kỉ niệm với những cây bàng vươn mình trổ lá non trong tranh của Din (Tất Khánh); là những mái phố lô xô với cột điện rối bù trong tranh của An Duy; là nhịp sống giản dị mà sinh động trong tranh của Su (Ngọc Trâm)…

Sẽ càng xúc động hơn khi biết rằng những bức tranh này là kết quả của những buổi các em lang thang cũng cha mẹ và các thành viên lớn tuổi khác trong nhóm Urban Sketchers Hà Nội đi vẽ những đẹp đẽ ẩn giấu của thành phố.

Urban Sketchers Hà Nội là các thành viên yêu Hà Nội, mong muốn lưu giữ những di sản văn hóa đô thị thông qua những bức ký họa ghi "nhật ký" về thành phố.

Đặc biệt, nhóm có rất nhiều thành viên là những người trong một gia đình.

Ngắm một Hà Nội đẹp lạ lùng trong tranh của các em nhỏ:

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 2.

Khu tập thể Giảng Võ quá đẹp trong sắc màu tinh tế và đầy sức sống của bé Tất Khánh

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 3.

Chợ hoa Tết Quảng An trong tranh của Ngọc Trâm

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 4.

Nhà tập thể trong mắt bé Ngọc Trâm trở nên đầy chất thơ

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 5.

Nhà tập thể Giảng Võ trong tranh của Minh Anh

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 6.

Chợ Nghĩa Tân thật sống động mà tươi mát trong tranh của Ngọc Trâm

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 7.

Nhà hát lớn Hà Nội trong tranh của Tất Khánh

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 8.

Ga Hà Nội đầy sắc màu trong tranh của Minh Anh

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 9.

Đình Kim Ngân trong tranh của Minh Anh

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 10.

Những chuyến tàu xuyên qua thành phố cũng được Thùy Anh ghi lại thật ấn tượng

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 11.

Phố cổ Hàng Mã không chỉ có mái ngói thâm nâu, mà rực rỡ tươi vui trong tranh của cô bé Minh Anh vốn là cô bé lớn lên trong lòng phố cổ

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 12.

Phố Hàng Chai của Tất Khánh rất ấn tượng với sự bộn bề nhưng tươi vui

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 13.

Nhà cổ trên phố Pháp trong tranh của An Duy

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 14.

Chợ hoa Tết Hàng Lược trong tranh của Minh Anh

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 15.

Nhịp đời thong thả trên phố cổ Hà Nội trong mắt của An Duy

Ngắm một Hà Nội cũ kỹ đầy lạ lẫm - Ảnh 16.

Khu tập thể Giảng Võ mang dáng vẻ hiện đại không kém các khu chung cư mới trong tranh của bé Nguyễn Tân. Đây chính là khu tập thể mà gia đình của Tân từng sống trước khi chuyển tới một khu chung cư mới

'Xuân đáo bách hoa khai' trên tranh của 10 họa sĩ Hà Nội

TTO - Câu thơ trên trong bài kệ Nhất chi mai của thiền sư Mãn Giác cũng chính là chủ đề triển lãm Xuân đáo của 10 họa sĩ Hà Nội, đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên