28/06/2013 07:43 GMT+7

Người mua nhà vẫn khó tiếp cận vốn rẻ

Ông Nguyễn Phước Thanh (tổng giám đốc Vietcombank)
Ông Nguyễn Phước Thanh (tổng giám đốc Vietcombank)

TT - Sau khi Bộ Xây dựng có công văn gỡ vướng gói 30.000 tỉ đồng (Tuổi Trẻ 27-6), đặc biệt là loại bỏ yêu cầu người vay chứng minh thu nhập, các ngân hàng (NH) cho rằng đối tượng vay đã được mở rộng hơn nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc khiến người dân khó tiếp cận vốn rẻ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ngân hàng phải tích cực vì doanh nghiệpChương trình hỗ trợ nhà ở xã hội: Sự dễ dàng còn ở thì tương laiMua nhà từ gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng: Trả nợ trước hạn không bị thu phí

QjhXSqsI.jpgPhóng to
Dù nhiều vướng mắc đã được tháo gỡ, nhưng người thu nhập thấp vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng do vẫn còn nhiều rào cản khác - Ảnh: Minh Đức

Dù bày tỏ hi vọng tình hình giải ngân gói 30.000 tỉ đồng sẽ khá hơn sau khi một loạt vướng mắc được tháo gỡ, nhưng ông Trần Xuân Hoàng, phó tổng giám đốc BIDV, cho rằng vẫn còn nhiều vướng mắc xảy ra trong thực tế mà văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng chưa gỡ hết được. Trong đó, vướng mắc lớn nhất của các NH khi cho vay nhà ở xã hội đó là việc xử lý tài sản thế chấp.

Theo quy định, người vay có thể thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên với nhà ở xã hội, người mua sẽ không được chuyển nhượng trong 10 năm. Do vậy, để đảm bảo có thể xử lý được tài sản thế chấp trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ, NH yêu cầu phải ký hợp đồng ba bên giữa NH - chủ đầu tư và người vay. Theo đó, nếu người vay không có khả năng trả nợ thì chủ đầu tư buộc phải mua lại căn nhà để NH có thể thu hồi vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có chủ đầu tư những dự án mà NH tài trợ vốn đồng ý điều kiện này. Theo ông Hoàng, đó cũng là cái khó cho cả người vay lẫn NH vì nếu chủ đầu tư không đồng ý với điều kiện này thì dù khách hàng có thỏa hết các tiêu chí theo quy định vẫn không tiếp cận được vốn.

"Chúng tôi đã duyệt cho vay hơn 6,2 tỉ đồng nhưng vẫn chưa thể giải ngân do không tìm ra sản phẩm nhà ở phù hợp với tiêu chí theo quy định. Các dự án nhà ở xã hội hầu hết đến nay mới được triển khai nên chưa biết khi nào mới có sản phẩm để bán. Có dự án thỏa điều kiện theo quy định nhưng lại ở quá xa nên người dân cũng không mua"

Ông Nguyễn Phước Thanh - tổng giám đốc Vietcombank - cũng thừa nhận về khó khăn này, đồng thời đề xuất hướng giải quyết là cho phép NH bán tài sản thế chấp trong trường hợp người mua nhà ở xã hội không trả được nợ. Như vậy NH mới mạnh dạn cho vay chứ quy định như hiện nay, nếu người vay mua nhà ở xã hội không có khả năng trả nợ thì NH cũng không có cách nào xử lý tài sản thế chấp. Một vướng mắc khác, theo ông Thanh, là quy định yêu cầu địa phương xác nhận tình trạng nhà ở. Như vậy, Bộ Xây dựng vẫn yêu cầu người vay mua nhà ở thương mại phải được địa phương xác nhận chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng quá chật chội, diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m2 sử dụng/người.

“Điều kiện này thoạt tiên tưởng dễ nhưng khi thực hiện rất khó, vì hiện nay nhiều người hộ khẩu ở nơi này nhưng sống ở nơi khác. Tại địa chỉ đăng ký hộ khẩu có thể diện tích rất nhỏ hẹp nhưng địa điểm sinh sống lại không như vậy. Điều này chính quyền địa phương không thể nắm hết được, do vậy để tránh bị quy trách nhiệm, nhiều nơi từ chối xác nhận cho người dân” - ông Thanh nói. Nhiều NH nói yêu cầu xác nhận nhà ở là cần thiết, tránh trường hợp người có nhà ở lại được vay, còn người khó khăn về nhà ở thì không tiếp cận được. Tuy nhiên cần có cách giải quyết vấn đề này một cách linh hoạt hơn, tránh trường hợp vì yêu cầu xác nhận mà làm khó người vay.

Cảnh báo chệch hướng của gói 30.000 tỉ đồng

Văn bản hướng dẫn lần này của Bộ Xây dựng đã giải quyết được một số vướng mắc cho người mua nhà, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng. Chẳng hạn, khách hàng là đối tượng thuê mua nhà ở xã hội sẽ không thể thế chấp tài sản là căn hộ vì họ phải trả góp trong vòng 10 năm mới có chủ quyền nhà. Theo tôi, đối với những trường hợp này, ngân hàng cần cho vay theo hình thức tín chấp. Dù sao khách hàng cũng đã thanh toán 20% giá trị căn nhà, 80% còn lại thuộc sở hữu nhà nước nên vấn đề bảo đảm với ngân hàng là có cơ sở. Công văn không xác định rõ thế nào là lao động tự do, làm sao để họ chứng minh thu nhập và phương án trả nợ. Điều này sẽ gây khó khăn cho đối tượng khách hàng này tiếp cận với nguồn vốn rẻ nếu phía ngân hàng ràng buộc họ phải chứng minh thu nhập và kế hoạch trả nợ.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người lo nhất là gói 30.000 tỉ đồng sẽ đi chệch hướng. Mục tiêu của nghị quyết 02 và gói 30.000 tỉ đồng là nhằm giải phóng hàng tồn kho, nhưng hiện các ngân hàng lại rót hàng ngàn tỉ đồng từ gói này cho những dự án khởi công mới. Điều này làm tăng nguồn cung, trong khi đó các dự án xin chuyển đổi vẫn xếp hàng dài chờ xét duyệt. Mục tiêu thứ hai là hỗ trợ người dân mua nhà, nhưng đến nay gần như chưa có người dân nào tiếp cận được nguồn vốn này.

Ông Nguyễn Phước Thanh (tổng giám đốc Vietcombank)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên